Xuất nhập khẩu Singapore, tình hình thị trường cần nắm tháng 3/2022

10708
  1. Tình hình XNK của Singapore trong tháng 03/2022:

1.1 Tổng quan:

Trong tháng 3/2022, tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt gần 121,3 tỷ SGD, tăng 17,6%, trong đó XK đạt hơn 63,1 tỷ SGD, tăng 13,9% và NK hơn 58,1 tỷ SGD, tăng 21,91% so với tháng 3/2021.

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 29,5 tỷ SGD (tăng 16,99%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 33,6 tỷ SGD (tăng 11,32%), chiếm lần lượt 46,72% và 53.28% tổng kim ngạch XK.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới trong tháng 03 năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
Hạng mục T03/2021 T03/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 103,112,519 121,263,851 17.60
2 Xuất khẩu 55,444,082 63,149,217 13.90
3 Nhập khẩu 47,668,437 58,114,633 21.91
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 25,218,365 29,502,755 16.99
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 30,225,718 33,646,462 11.32

Xét trong cả quý 1 của năm 2022, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 323 tỷ SGD, tăng 20,86%, trong đó XK hơn 170 tỷ SGD (tăng 18,86%) và NK là hơn 153 tỷ SGD (tăng 23,15%).

Bảng 2: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới trong quý 1 năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
Hạng mục 3T/2021 3T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 267,375,860 323,146,308 20.86
2 Xuất khẩu 143,035,143 170,018,615 18.86
3 Nhập khẩu 124,340,717 153,127,694 23.15
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 64,937,946 78,443,115 20.80
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 78,097,197 91,575,500 17.26

 

Kim ngạch XNK trong tháng 3 và quý 1 năm 2022 tăng trưởng cao, tiếp tục đà tăng trưởng đạt được gần như trong cả năm 2021. Đây là xu hướng được dự báo từ trước khi Singapore gần đây liên tục thực hiện chính sách nới lỏng quản lý biên giới và thích ứng, sống chung với Covid-19.

1.2 Với 15 đối tác thương mại lớn:

Trong quý 1 năm 2022 (so với cùng kỳ 2021), kim ngạch NXK của Singapore với 15/15 đối tác có kim ngạch thương mại lớn nhất (chiếm khoảng 80% kim ngạch XNK của Singapore với thế giới) tăng trưởng dương, hầu hết ở mức 2 con số; một số đối tác có mức tăng trưởng khá cao như United Arab Emirates (tăng 72,73%), Hàn Quốc (tăng 36,56%), Đài Loan (tăng 32,5%), Indonesia (tăng 25,59%)… Trung Quốc, Malaysia và Mỹ là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore có mức tăng trưởng lần lượt là 14,66%, 13,3% và 28,21%. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11, với tăng trưởng 17,52%.

Bảng 3: Thống kê thương mại hai chiều của Singapore với 15 đối tác lớn nhất trong quý 1 năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 2T/2021 2T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 35,610,949 40,830,883 14.66
2 Malaysia 31,134,979 35,276,764 13.30
3 Mỹ 23,853,483 30,581,610 28.21
4 Đài Loan 22,164,272 29,367,354 32.50
5 Hong Kong 19,788,829 20,936,049 5.80
6 Indonesia 13,684,207 17,185,526 25.59
7 Hàn Quốc 12,206,573 16,669,732 36.56
8 Nhật Bản 12,558,747 15,469,614 23.18
9 Thái Lan 7,633,277 10,588,538 38.72
10 Ấn Độ 6,380,172 7,765,000 21.71
11 Việt Nam 6,338,325 7,448,742 17.52
12 United Arab Emirates 4,287,502 7,405,977 72.73
13 Australia 6,150,525 7,393,447 20.21
14 Phillipines 5,514,375 6,287,241 14.02
15 Đức 5,167,125 5,774,954 11.76

Về nhập khẩu: Các thị trường nhập khẩu chính của Singapore là Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, United Arab Emirates, Thái Lan, Pháp… Việt Nam nằm trong nhóm 20 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Singapore. Mức tăng nhập khẩu của Singapore trong nhóm 20 thị trường lớn này khá cao cao, 18/20 thị trường nhập khẩu tăng trưởng dương, một số thị trường tăng khá cao như Brazil (tăng 125,28%), Thái Lan (tăng 90,63%), United Arab Emirates (tăng 88,92%). Đài Loan soán ngôi Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất trong quý 1 năm 2022, với kim ngạch gần 21 tỷ SGD, tăng 40,64%. Tiếp theo sau là Malaysia (thứ 2) và Trung Quốc (thứ 3). Nhập khẩu của Singapore từ Australia và Pháp giảm, lần lượt là 19,82% và 3,4%.

Bảng 4: Thống kê nhập khẩu của Singapore với

20 đối tác lớn nhất trong quý 1 năm 2022

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
STT Đối tác 3T/2021 3T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Đài Loan 14,871,934 20,916,026 40.64
2 Malaysia 17,113,841 19,399,878 13.36
3 Trung Quốc 17,402,453 17,822,481 2.41
4 Mỹ 11,728,763 14,892,303 26.97
5 Hàn Quốc 6,046,935 10,414,419 72.23
6 Nhật Bản 6,982,838 8,374,607 19.93
7 Indonesia 4,639,993 5,851,961 26.12
8 United Arab Emirates 2,866,035 5,414,377 88.92
9 Thái Lan 2,476,215 4,720,443 90.63
10 Pháp 3,915,544 3,782,367 -3.40
11 Saudi Arabia 2,073,626 3,661,405 76.57
12 Đức 2,988,974 3,373,022 12.85
13 Thuỵ sỹ 3,294,403 3,363,958 2.11
14 Phillipines 2,463,800 3,098,604 25.77
15 Ấn Độ 2,139,578 2,913,985 36.19
18 Anh 2,487,938 2,604,842 4.70
16 Australia 2,727,435 2,186,843 -19.82
17 Brazil 785,743 1,770,092 125.28
19 Việt Nam 1,411,277 1,643,315 16.44
20 Ý 1,533,928 1,569,260 2.30

 

Về xuất khẩu: Các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Mỹ, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore. Đáng chú ý, có tới 19/20 thị trường xuất khẩu của Singapore tăng trưởng dương, hầu hết ở mức 2 con số, một số thị trường xuất khẩu tăng trưởng khá cao như Bangladesh (tăng 67,23%), Bỉ (tăng 56,86%), Australia (tăng 52,1%)… Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia tăng lần lượt là 26,36%, 6,13% và 13,24%.

 

Bảng 5: Thống kê xuất khẩu của Singapore với

20 đối tác lớn nhất trong quý 1 năm 2022

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
STT Đối tác 3T/2021 3T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 18,208,496 23,008,402 26.36
2 Hong Kong 18,682,861 19,827,974 6.13
3 Malaysia 14,021,138 15,876,886 13.24
4 Mỹ 12,124,719 15,689,307 29.40
5 Indonesia 9,044,214 11,333,564 25.31
6 Đài Loan 7,292,338 8,451,329 15.89
7 Nhật Bản 5,575,909 7,095,007 27.24
8 Hàn Quốc 6,159,637 6,255,313 1.55
9 Thái Lan 5,157,062 5,868,095 13.79
10 Việt Nam 4,927,048 5,805,426 17.83
11 Australia 3,423,089 5,206,605 52.10
12 Ấn Độ 4,240,594 4,851,015 14.39
13 Hà Lan 3,001,244 3,585,307 19.46
14 Philippines 3,050,576 3,188,637 4.53
15 Bỉ 2,012,101 3,156,251 56.86
18 Đức 2,178,151 2,401,932 10.27
16 Campuchia 3,561,957 2,265,537 -36.40
17 United Arab Emirates 1,421,467 1,991,600 40.11
19 Bangladesh 1,109,663 1,855,740 67.23
20 Panama 1,355,947 1,561,328 15.15

1.3 Theo ngành hàng:

Về XK: Trong tháng 3/2022, 16/21 ngành hàng XK chủ lực của Singapore ra thế giới tăng, góp phần đưa cán cân thương mại XK tăng trưởng cao; 4/5 nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, kim ngạch trên 2 tỷ SGD, tăng trưởng tốt, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (gần 23 tỷ SGD, tăng 20,59%), lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (8,8 tỷ SGD, tăng 11,21%), xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (8 tỷ SGD, tăng 41,65%), máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, nhạc cụ và phụ kiện (gần 3 tỷ SGD, tăng 3,04%) và bưu phẩm (gần 3 tỷ SGD, tăng 22,12%)…

6/21 nhóm ngành hàng XK lớn còn lại tăng trưởng âm gồm nhóm hàng hóa khác (giảm 53,36%), ngọc trai, đá quý và các sản phẩm kim hoàn (giảm 22,9%), rượu, đồ uống (giảm 4,35%), nước hoa, mỹ phẩm (giảm 3,49%) và đồng hồ, đồng cá nhân và bộ phận (giảm 0,2%).

Về NK: Trong tháng 3, cùng với đà tăng XK, kim ngạch nhập khẩu của Singapore tiếp tục tăng cao, 14/21 nhóm ngành hàng NK lớn nhất tăng trưởng dương, đáng lưu ý 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch NK có mức NK khá cao, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ tùng (19,1 tỷ SGD, tăng 24,36%), xăng dầu và sản phẩm từ dầu mỏ (13,6 tỷ SGD, tăng 61,68%), lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ tùng (7,6 tỷ SGD, tăng 18,89%)…

Một số nhóm ngành hàng NK tăng trưởng âm gồm nhóm hàng hóa khác (giảm 51,74%), bưu phẩm (giảm 31,23%), sắt thép (giảm 13,17%), ngọc trai, đá quý, sản phẩm kim hoàn (giảm 7,81%)…

  1. Phân tích cán cân XNK Việt Nam – Singapore:

Trong tháng 3, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 2,9 tỷ SGD, tăng 24,97% so với cùng tháng của năm 2021, trong đó XK từ Việt Nam sang Singapore đạt 636,5 triệu SGD, tăng 17,65% và NK từ Singapore vào Việt Nam khoảng gần 1,8 tỷ SGD, tăng 26,24%.

Trong hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá xuất xứ Singapore, chỉ đạt 472,3 triệu SGD, tăng 24,77% song hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam đạt tới hơn 2,2 tỷ SGD (chiếm 72,3%), tăng 27,22%.

Tính cả quý 1 năm 2022, kim ngạch XNK 2 chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 7,5 tỷ SGD, tăng 17,52% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó XK đạt hơn 1,6 tỷ SGD, tăng 31,30% và NK khoảng 5,8 tỷ, tăng 17,83%.

Bảng 6: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong quý 1 năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục 3T/2021 3T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 6,338,325 7,448,742 17.52
2 Xuất khẩu 1,411,277 1,643,315 16.44
3 Nhập khẩu 4,927,048 5,805,426 17.83
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 1,224,801 1,608,125 31.30
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 3,702,247 4,197,302 13.37

 

Xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Singapore:

Trong quý 1, kim ngạch XK hàng hoá từ VN sang Singapore tăng khá cao, khoảng 16,44%, cùng chiều với đà tăng khá tốt trong cán cân kim ngạch XNK hàng hoá giữa Singapore và Việt Nam.

Có 15/21 nhóm ngành hàng XK chủ lực tăng trưởng dương, một số nhóm ngành hàng tăng cao, cá biệt có nhóm ngành tăng ở mức 4 con số như ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (tăng 3332,56%, gần 34 lần) và sắt thép (tăng 1013,98%, hơn 10 lần). Ba nhóm ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch XK đều tăng trưởng cao như máy móc, thiết bị, điện thoại di động và linh kiện (đạt gần 560 triệu SGD, tăng 15,68%), lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (272 triệu SGD, tăng 59,24%) và thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh (230 triệu SGD, tăng 30,64%).

Nhập khẩu hàng hoá từ Singapore vào Việt Nam:

Trong quý 1, kim ngạch NK hàng hoá từ Singapore vào Việt Nam tiếp tục ở mức cao. Xu hướng này liên tục được xác lập trong các tháng gần đây. Trong 21 nhóm ngành NK chủ lực, có 7/21 nhóm ngành hàng suy giảm, còn lại 14/21 nhóm ngành hàng NK chủ lực còn lại tăng trưởng dương, đa số ở mức 2 con số. Có nhóm ngành hàng NK tăng ở mức 3 con số như: sắt thép (tăng 126,83%). Bốn nhóm ngành hàng NK có kim ngạch trên 400 triệu SGD tăng khá cao, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (2,9 tỷ SGD, tăng 12,7%), lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ tùng (598 triệu SGD, tăng 52,01%), xăng dầu và sản phẩm từ dầu mỏ (590 triệu SGD, tăng 87,34%) và nhựa, sản phẩm từ nhựa (432,9 triệu SGD, tăng 34,32%).

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]