Với thông báo áp thuế suất nhập khẩu 25% “đánh vào” lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 23-8 mới đây, Mỹ đã hoàn tất kế hoạch bước đầu áp thuế 25% đối với khối hàng hóa tổng trị giá 50 tỷ USD nhập từ Trung Quốc để “trừng phạt” các hoạt động thương mại của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà Mỹ cho là “không công bằng và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”.
Tín hiệu mở màn cuộc chiến
Trước đó, ngày 6-7 năm nay, căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington chính thức chuyển thành cuộc chiến thương mại khi Mỹ áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cho rằng Washington đã mở màn “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế”, cứ ngay sau mỗi lần Mỹ thông báo áp thuế suất nói trên, Bắc Kinh lập tức áp dụng các biện pháp đáp trả tương ứng cả về mức thuế suất và tổng giá trị hàng hóa bị áp thuế.
Căng thẳng càng leo thang khi đầu tháng bảy vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tuyên bố mang tính “đe dọa” sẽ áp thuế nhập khẩu 10%, rồi đến ngày 1-8 lại nâng lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc nếu quốc gia châu Á này phản ứng lại kế hoạch áp thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa mà Mỹ đã công bố nói trên.
Thậm chí, “mức độ hăm dọa” gia tăng với tuyên bố của người đứng đầu Nhà Trắng rằng sẽ xem xét áp thuế bổ sung đối với toàn bộ khoảng 500 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại về hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc từ 1985-2017 (đơn vị: tỷ USD)
Dữ liệu: Cục Thống kê Dân số Mỹ
Với thâm hụt thương mại song phương của Mỹ đối với Trung Quốc ở mức hàng trăm tỷ USD trong nhiều năm qua, riêng trong năm 2017 là khoảng 336 tỷ USD, “ông chủ Nhà Trắng” kỳ vọng việc “tung đòn” áp thuế suất cao sẽ giúp giảm mạnh mức thâm hụt thương mại này, đồng thời “tạo thêm công ăn việc làm và tăng cường an ninh quốc gia cho nước Mỹ”.
Chưa ai có thể dự đoán được bao giờ căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới mới chấm dứt, song nếu tiếp tục duy trì và gia tăng thì cuộc chiến này chắc chắn sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của cả hai phía cũng như toàn cầu trong bối cảnh có sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia, mà về lý thuyết, những quốc gia bị thiệt hại nặng nhất là những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu.
Diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Tháng 4-2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo Bộ Thương mại nước này điều tra thép và nhôm nhập khẩu từ nước ngoài với lý do đe dọa an ninh quốc gia.
Tháng 8-2017
Tổng thống Mỹ phát động cuộc điều tra về những hoạt động thương mại của Trung Quốc mà theo người đứng đầu Nhà Trắng là không công bằng, đặc biệt là việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty Mỹ. Trung Quốc chỉ trích động thái này sẽ “đầu độc” quan hệ hai nước.
Ngày 22-1-2018
Mỹ thông báo áp thuế 30% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu và 20% đối với máy giặt nhập khẩu, đây là hai mặt hàng được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc. Trung Quốc thể hiện thất vọng trước quyết định này của Mỹ, cho rằng Washington đang làm môi trường thương mại toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.
Ngày 8-3-2018
Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Một số đối tác của Mỹ không bị áp mức thuế suất nhập khẩu trên. Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu thép lớn nhất thế giới và không nằm trong danh sách được miễn thuế quan, coi mức thuế này gây tổn hại nghiêm trọng đến thương mại quốc tế.
Ngày 12-3-2018
Ông Trump ký sắc lệnh cấm sáp nhập công ty sản xuất chíp bán dẫn của Mỹ Qualcomm vào công ty viễn thông của Singapore Broadcom do nghi ngờ sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong thương vụ.
Ngày 22-3-2018
Tổng thống Mỹ ký một bản ghi nhớ về đánh thuế nhập khẩu mạnh tay (25%) đối với 1.300 sản phẩm từ Trung Quốc có kim ngạch vào Mỹ lên đến 60 tỷ USD/năm (sau được Bộ Thương mại Mỹ tính toán lại là 50 tỷ USD).
Ngày 2-4-2018
Trung Quốc chính thức áp mức thuế mới lên danh sách 128 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn, đậu nành (với mức thuế 25%), và trái cây, hạt, ống thép (với mức thuế 15%).
Ngày 3-4-2018
Bộ Thương mại Mỹ công bố danh sách hơn 1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, trong đó có pin, ti-vi màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh.
Ngày 4-4-2018
Trung Quốc tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% bổ sung nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ có tổng giá trị 50 tỷ USD bao gồm đậu tương, thịt bò, vải sợi, thuốc lá, rượu, máy bay và ô tô…
Ngày 5-4-2018
Tổng thống Mỹ chỉ đạo Bộ Thương mại Mỹ xem xét lập bổ sung danh mục hàng hóa có tổng giá trị nhập khẩu trong năm 2017 khoảng 100 tỷ USD để áp thuế nhập khẩu 25%.
Ngày 16-4-2018
Bộ Thương mại Mỹ ra lệnh cấm các hãng điện tử Mỹ cung cấp linh kiện cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc ZTE trong vòng bảy năm. Ngay lập tức, lệnh cấm khiến ZTE chịu thiệt hại ước tính hơn 3 tỷ USD. ZTE bắt đầu gặp rắc rối vào năm 2016 khi bị phát hiện vi phạm pháp luật của Mỹ về hạn chế bán công nghệ Mỹ cho Iran. Theo thỏa thuận giữa Chính phủ Mỹ và ZTE năm 2017, công ty này phải nộp phạt 1,2 tỷ USD và phạt những nhân viên có liên quan. Tuy nhiên, tháng 4-2018, Bộ Thương mại Mỹ nói rằng, ZTE vẫn thưởng đầy đủ và không hề khiển trách những nhân viên có liên quan vi phạm nêu trên.
Ngày 18-4-2018
Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu cao lương của Mỹ sẽ phải nộp khoản tiền đặt cọc lên tới 178,6% tổng giá trị đơn hàng cho cơ quan hải quan Trung Quốc trước khi chuyển hàng tới nước này. Bắc Kinh gọi đây là biện pháp chống bán phá giá tạm thời sau cuộc điều tra sơ bộ cho thấy các công ty Mỹ đã bán phá giá cao lương trên thị trường Trung Quốc, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước.
Ngày 3 và 4-5-2018
Đàm phán thương mại Trung – Mỹ vòng một tại Bắc Kinh. Hai bên đạt được thỏa thuận về một số lĩnh vực, trong đó có việc tăng xuất khẩu Mỹ sang Trung Quốc, song không nêu chi tiết. Đồng thời, hai bên nhất trí tiếp tục liên lạc chặt chẽ.
Ngày 17 và 18-5-2018
Đàm phán thương mại vòng hai tại Washington. Hai bên thông qua tuyên bố chung, trong đó nêu rõ đã đồng thuận về tiến hành các biện pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ và Trung Quốc. Căng thăng có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 29-5-2018
Mỹ thông báo muộn nhất vào ngày 15-6 tới sẽ công bố một danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỷ USD có khả năng chịu mức thuế 25% và hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào công nghiệp công nghệ cao của Mỹ, bao gồm những công nghệ liên quan tới chiến lược Made in China 2025.
Ngày 2 và 3-6-2018
Đàm phán thương mại vòng ba tại Bắc Kinh. Hai bên không công bố đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, không chỉ không đưa ra tuyên bố chung mà còn không cung cấp chi tiết nào về cuộc đàm phán.
Ngày 7-6-2018
Mỹ đạt thỏa thuận với Trung Quốc về dỡ bỏ lệnh cấm bán linh kiện cho ZTE sau khi công ty này cam kết sẽ nộp phạt một tỷ USD, khoản tiền 400 triệu USD đã được ZTE chuyển và được phong tỏa tại một ngân hàng ở Mỹ.
Ngày 15-6-2018
Mỹ công bố danh sách 1.100 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ bị áp thuế 25% kể từ 6-7-2018. Ngay lập tức, Trung Quốc đáp trả bằng một danh sách 659 mặt hàng của Mỹ có tổng giá trị tương đương sẽ bị áp thuế 25%.
Ngày 18-6-2018
Mỹ tuyên bố sẽ đánh thuế 10% thêm 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đẩy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên cao trào mới. Cùng lúc, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu tiếp tục giữ lệnh cấm bán linh kiện cho ZTE.
Ngày 5-7-2018
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ có thể áp thuế lên lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 500 tỷ USD mỗi năm, xấp xỉ kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc trong năm 2017.
Ngày 6-7-2018
Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% lên hơn 800 mặt hàng có tổng kim ngạch 34 tỷ USD từ Trung Quốc, đồng thời đe dọa áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa còn lại sau hai tuần. Vài giờ sau, Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế 25% lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ có tổng giá trị tương đương.
Ngày 10-7-2018
Mỹ đưa ra danh sách các mặt hàng có tổng giá trị 200 tỷ USD sẽ bị áp thuế 10% và đe dọa sẽ bắt đầu áp dụng mức thuế mới kể từ tháng 9-2018. Trung Quốc phản ứng bằng việc đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ngày 13-7-2018
Bộ Thương mại Mỹ chính thức dỡ lệnh cấm các công ty nước này bán sản phẩm cho ZTE sau khi công ty này nộp xong khoản phạt gần 1,4 tỷ USD theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, trong đó bao gồm 400 triệu USD nhằm đề phòng trường hợp công ty có sự vi phạm trong tương lai.
Ngày 7-8-2018
Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc, thời gian bắt đầu áp dụng kể từ 23-8.
Ngày 8-8-2018
Trung Quốc tuyên bố áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ và có cùng thời gian áp dụng (ngày 23-8).
Ngày 22 và 23-8-2018
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc kết thúc vòng đàm phán mới về thương mại mà không đạt bước đột phá nào.
Ngày 23-8-2018
Hai nước áp mức thuế nhập khẩu 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD của mỗi bên.
Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, hãng tư vấn Oxford Economics có trụ sở tại Anh ước tính, các mức thuế quan nêu trên sẽ khiến tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và Mỹ giảm khoảng 0,1-0,2% trong năm 2018. Quy mô của nền kinh tế Mỹ năm ngoái là 19,4 nghìn tỷ USD trong khi của Trung Quốc là 12 nghìn tỷ USD. Như vậy, con số 0,1-0,2% tương ứng 30-60 tỷ USD.
Ngoài ra, Oxford Economics nhấn mạnh rằng, “những mô phỏng mô hình kinh tế vĩ mô truyền thống đánh giá thấp các tác động từ sự bất ổn kinh doanh đang gia tăng, từ chỉ số niềm tin của khu vực tư nhân suy giảm và từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng vốn có thể làm trầm trọng hơn những cú sốc kinh tế”.
Trong khi đó, nhìn từ cấp độ kinh tế vi mô, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc xuất khẩu hàng sang Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng của căng thẳng thương mại giữa hai nước. Thuế quan của Mỹ cũng sẽ làm giảm số hàng hóa của nước này sang một thị trường xuất khẩu lớn đang phát triển.
Nếu Tổng thống Donald Trump mở rộng thuế quan đối với mọi mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thì nhiều công ty của Mỹ, như Apple, sẽ bị thiệt hại bởi quyết định này. Không những vậy, người tiêu dùng Mỹ cũng chịu nhiều ảnh hưởng như các doanh nghiệp của nước này, bởi vì các mặt hàng họ mua, trong đó có nhiều sản phẩm nhập khẩu, trở nên đắt đỏ hơn.
Vì vậy, Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington đưa ra kết luận, cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung Quốc “sẽ tự hủy hoại cả hai bên”. Không những thế, cuộc chiến này còn ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế khác trong bối cảnh các nền kinh tế có mối liên kết ngày càng chặt chẽ trong một nền kinh tế thế giới “mở” như hiện nay.
Chúng ta sẽ áp thuế suất đối với 50 tỷ USD giá trị công nghệ và những thứ khác (nhập từ Trung Quốc – PV). Bởi vì, chúng ta phải làm vậy. Vì chúng ta đã và đang bị đối xử rất không công bằng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
(Video: Tạp chí Fortune)
Chính Mỹ là nước khơi mào cuộc chiến thương mại này. Chúng tôi không muốn điều đó. Nhưng khi cần, chúng tôi sẽ đáp trả để bảo vệ lợi ích của đất nước và người dân chúng tôi. Trung Quốc sẽ không bao giờ hành động trước. Nhưng, nếu Mỹ áp đặt thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải đáp trả.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong
(Video: Tạp chí the Wall Street)
Sau khi Mỹ “mở màn” cuộc chiến, đầu tháng tám năm nay, hãng tin Reuters dẫn số liệu do Trung Quốc công bố cho biết, kim ngạch xuất khẩu trong tháng bảy của Trung Quốc tăng 12,2% so cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 11,2% trong tháng sáu. Mức tăng này vượt dự báo tăng 10% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Theo số liệu này, thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ chỉ giảm nhẹ còn 28,09 tỷ USD, từ mức kỷ lục 28,97 tỷ USD trong tháng sáu. Điều này cho thấy, việc áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chưa đạt hiệu quả như mong muốn của ông Trump, nhất là trong bối cảnh đồng nhân dân tệ đang giảm giá mạnh. Thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao có thể đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nước lên một ngưỡng mới.
Tác động hai chiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Do độ mở lớn của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải đối diện với không ít thách thức nếu kinh tế thế giới chịu biến động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Không những vậy, đây còn là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cho nên chắc chắn sự tác động sẽ trực tiếp và nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng có những cơ hội và nếu chúng ta biết tận dụng sẽ đem lại hiệu quả vượt mong đợi…. ĐỌC THÊM
Nguồn: Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Thời báo Tài chính Anh.
Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, hãng tư vấn Oxford Economics có trụ sở tại Anh ước tính, các mức thuế quan nêu trên sẽ khiến tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và Mỹ giảm khoảng 0,1-0,2% trong năm 2018. Quy mô của nền kinh tế Mỹ năm ngoái là 19,4 nghìn tỷ USD trong khi của Trung Quốc là 12 nghìn tỷ USD. Như vậy, con số 0,1-0,2% tương ứng 30-60 tỷ USD.
Ngoài ra, Oxford Economics nhấn mạnh rằng, “những mô phỏng mô hình kinh tế vĩ mô truyền thống đánh giá thấp các tác động từ sự bất ổn kinh doanh đang gia tăng, từ chỉ số niềm tin của khu vực tư nhân suy giảm và từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng vốn có thể làm trầm trọng hơn những cú sốc kinh tế”.
Trong khi đó, nhìn từ cấp độ kinh tế vi mô, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc xuất khẩu hàng sang Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng của căng thẳng thương mại giữa hai nước. Thuế quan của Mỹ cũng sẽ làm giảm số hàng hóa của nước này sang một thị trường xuất khẩu lớn đang phát triển.
Nếu Tổng thống Donald Trump mở rộng thuế quan đối với mọi mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thì nhiều công ty của Mỹ, như Apple, sẽ bị thiệt hại bởi quyết định này. Không những vậy, người tiêu dùng Mỹ cũng chịu nhiều ảnh hưởng như các doanh nghiệp của nước này, bởi vì các mặt hàng họ mua, trong đó có nhiều sản phẩm nhập khẩu, trở nên đắt đỏ hơn.
Vì vậy, Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington đưa ra kết luận, cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung Quốc “sẽ tự hủy hoại cả hai bên”. Không những thế, cuộc chiến này còn ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế khác trong bối cảnh các nền kinh tế có mối liên kết ngày càng chặt chẽ trong một nền kinh tế thế giới “mở” như hiện nay.
Chúng ta sẽ áp thuế suất đối với 50 tỷ USD giá trị công nghệ và những thứ khác (nhập từ Trung Quốc – PV). Bởi vì, chúng ta phải làm vậy. Vì chúng ta đã và đang bị đối xử rất không công bằng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
(Video: Tạp chí Fortune)
Chính Mỹ là nước khơi mào cuộc chiến thương mại này. Chúng tôi không muốn điều đó. Nhưng khi cần, chúng tôi sẽ đáp trả để bảo vệ lợi ích của đất nước và người dân chúng tôi. Trung Quốc sẽ không bao giờ hành động trước. Nhưng, nếu Mỹ áp đặt thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải đáp trả.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong
(Video: Tạp chí the Wall Street)
Sau khi Mỹ “mở màn” cuộc chiến, đầu tháng tám năm nay, hãng tin Reuters dẫn số liệu do Trung Quốc công bố cho biết, kim ngạch xuất khẩu trong tháng bảy của Trung Quốc tăng 12,2% so cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 11,2% trong tháng sáu. Mức tăng này vượt dự báo tăng 10% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Theo số liệu này, thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ chỉ giảm nhẹ còn 28,09 tỷ USD, từ mức kỷ lục 28,97 tỷ USD trong tháng sáu. Điều này cho thấy, việc áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chưa đạt hiệu quả như mong muốn của ông Trump, nhất là trong bối cảnh đồng nhân dân tệ đang giảm giá mạnh. Thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao có thể đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nước lên một ngưỡng mới.
Tác động hai chiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Do độ mở lớn của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải đối diện với không ít thách thức nếu kinh tế thế giới chịu biến động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Không những vậy, đây còn là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cho nên chắc chắn sự tác động sẽ trực tiếp và nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng có những cơ hội và nếu chúng ta biết tận dụng sẽ đem lại hiệu quả vượt mong đợi…. ĐỌC THÊM