Tình hình thương mại gạo địa bàn Singapore năm 2021 và tháng 01 năm 2022

29399

Nền kinh tế Singapore chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp, nền nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa đến 0.5% tổng GDP. Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Singapore có thể tự túc khoảng 30% nhu cầu rau xanh và trứng, 10% nhu cầu về cá, song hiện nay Singapore vẫn cơ bản phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu nước ngoài để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Singapore tự định vị là cửa ngõ thương mại thế giới, vì vậy Singapore có quy chế thương mại vào loại tự do bậc nhất. Singapore kiểm soát nhập khẩu và bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu dựa vào các quy chuẩn môi trường, sức khỏe và an ninh theo thông lệ quốc tế chứ không dựa vào các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các rào cản kỹ thuật đặc thù của riêng Singpaore.

Về nông sản, Singapore hiện nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là mặt hàng gạo, rau củ quả, hạt điều, cà phê; trong đó gạo chiếm giá trị cao nhất cũng chỉ đạt khoảng hơn 0.15% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang địa bàn (số liệu cao nhất năm 2021 là 89,1 triệu SGD). Rau củ quả của Việt Nam sang địa bàn hiện nay đã đa dạng hơn với nhiều mặt hàng mới có giá trị tương đối cao như vải ổi xanh, ổi đỏ, thanh long đỏ, chanh leo, hồng xiêm… tuy nhiên, do quy mô dân số Singapore nhỏ, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore không đáng kể, dưới 25 triệu SGD/năm.

Bảng 1: Tổng kim ngạch thương mại gạo của Singapore với thế giới năm 2021
(ngàn SGD)
Sản phẩm 2019 2020 2021 2020 tăng/giảm
cùng kỳ 2019
2021 tăng/giảm
cùng kỳ 2020
Gạo

(HS1006)

374,028 476,323 431,985 27.35% -9.31%
Gạo lứt Hom ma li

(HS 10062010)

6,666 7,949 6,550 19.25% -17.60%
Gạo lứt thường

(HS 10062090)

13,771 13,382 12,294 -2.82% -8.13%
Gạo nếp

(HS 10063030)

12,287 18,005 13,772 46.54% -23.51%
Gạo trắng hom ma li

(HS 10063040)

80,858 99,077 67,004 22.53% -32.37%
Gạo đồ – parboiled rice

(HS 10063091)

26,619 27,995 22,262 5.17% -20.48%
Gạo tẻ trắng

(HS 10063099)

226,159 302,602 300,705 33.80% -0.63%
Gạo vỡ – broken rice

(HS 10064090)

7,669 7,309 9,284 -4.69% 27.02%

          Về mặt hàng gạo: Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore (Enterprise Singapore) (xem bảng 2), trong năm 2021, tổng giá trị nhập khẩu gạo của thị trường Singapore ước đạt 342,949 triệu SGD, giảm 16,89% so với cùng kỳ năm 2020 (412,622 triệu SGD). Trong khi kim ngạch NK gạo của năm 2020 tăng 26,79% so với năm 2019. Nguyên nhân một phần có thể do năm 2020, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đã khiến Singapore tăng cường nhập khẩu để dự trữ đảm bảo an ninh lương thực. Bước sang năm 2021, nguồn cung đã ổn định hơn, đồng thời số lượng người lao động nước ngoài tại Singapore đã bị giảm, lượng khách du lịch giảm, do đó nhu cầu sử dụng các loại gạo nói chung đã giảm so với năm trước. Nên tổng nhu cầu nhập khẩu gạo đã quay trở lại tiệm cận với số liệu năm 2019.

 
Bảng 2: Tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Singapore với thế giới năm 2021
(ngàn SGD)
Sản phẩm 2019 2020 2021 2020 tăng/giảm
cùng kỳ 2019
2021 tăng/giảm
cùng kỳ 2020
Gạo

(HS1006)

325,437 412,622 342,949 26.79% -16.89%
Gạo lứt Hom ma li

(HS 10062010)

6,632 7,916 6,520 19.36% -17.64%
Gạo lứt thường

(HS 10062090)

13,674 13,300 12,202 -2.74% -8.26%
Gạo nếp

(HS 10063030)

8,430 12,275 9,195 45.61% -25.09%
Gạo trắng hom ma li

(HS 10063040)

80,805 98,864 64,568 22.35% -34.69%
Gạo đồ – parboiled rice (HS 10063091) 21,312 22,120 17,437 3.79% -21.17%
Gạo tẻ trắng

(HS 10063099)

186,914 250,838 224,106 34.20% -10.66%
Gạo vỡ – broken rice

(HS 10064090)

7,669 7,309 8,846 -4.69% 21.03%

Theo khối lượng, tổng lượng nhập khẩu 7 loại gạo (HS10062010, HS10062090, HS10063030, HS10063040, HS10063091, HS10063099 và HS10064090), ước tính đạt khoảng 381,588 tấn, giảm 3,74% so với cùng kỳ năm 2020 (396.417 tấn).

Bảng 3: Tổng hợp số liệu nhập khẩu gạo của Singapore trong năm 2021

theo các nhóm hàng gạo với thế giới và Việt Nam

Tổng Kim ngạch nhập khẩu từ Thế giới Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất  
(đơn vị: Khối lượng/SGD) (đơn vị: Khối lượng/SGD)  
Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD  
2020 2021 2020 2021  
HS 10062010 3,735 7,916 3,376 6,520 -9.61% -17.64% 20 15 Thái Lan  
(Gạo lứt Hom ma li) 99.77%  
HS 10062090 5,875 13,300 6,013 12,202 2.35% -8.26% 623 951 529 712 -15.09% -25.13% Nhật Bản  
(Gạo lứt thường) 59.38%  
HS 10063030 12,038 12,275 11,123 9,195 -7.60% -25.09% 7,959 6,297 6,310 4,447 -20.72% -29.38% Thái Lan  
(Gạo nếp) 42.74%  
HS 10063040 58,038 98,864 48,930 64,568 -15.69% -34.69% 368 360 167 157 -54.62% -56.39% Thái Lan  
(Gạo trắng hom ma li) 99.58%  
HS 10063091 32,554 22,120 24,974 17,437 -23.28% -21.17% Ấn Độ  
(Gạo đồ – parboiled rice) 99.01%  
HS 10063099 270,318 250,838 271,364 224,106 0.39% -10.66% 82,395 64,493 101,197 81,740 22.82% 26.74% Việt Nam  
(Gạo tẻ trắng) 36.47%  
HS 10064090 13,859 7,309 15,808 8,846 14.06% 21.03% 3,552 2,015 3,173 2,068 -10.67% 2.63% Thái Lan  
(Gạo vỡ – broken rice) 34.55%  
Gạo (HS1006) 412,622 342,949 -16.89% 74,131 89,124 20.23%  

Trong năm 2021, thị trường nhập khẩu gạo của Singapore chứng kiến sự suy giảm cả về số lượng và giá trị nhập khẩu, trong khi trong năm 2020 thị trường Singapore có dấu hiệu tăng mạnh nhập khẩu gạo, với mức tăng rất cao (30,6%).

 Trong 7 nhóm gạo nhập khẩu chính của Singapore, 6/7 nhóm mặt hàng gạo suy giảm về giá trị nhập khẩu và 4/7 nhóm mặt hàng gạo suy giảm về số lượng nhập khẩu; 4/4 nhóm mặt hàng gạo (HS 10062010, 10063030, 10063040 và 10063091) giảm cả về giá trị và số lượng nhập khẩu. Chỉ có duy nhất mặt hàng gạo (HS 10064090) tăng cả về khối lượng và giá trị nhập khẩu.

Nguyên nhân chính khiến cho kim ngạch NK gạo của Singapore trong năm 2021 suy giảm là do tình trạng covid-19 kéo dài khiến cho nền kinh tế đình trệ, cầu tiêu dùng tại Singapore suy giảm trông thấy. Các nhu cầu lương thực tối thiểu đã được Chính phủ đảm bảo bằng chính sách đa dạng nguồn cung và chủ động đối phó tính trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Đồng thời, tình trạng covid-19 kéo dài tại nhiều quốc gia khiến cho nhu cầu xuất khẩu gạo của những nước này ra nước ngoài bị giảm sút.

Trong năm 2021, nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với mặt hàng gạo cũng sụt giảm mạnh so với các năm trước do không còn lượng khách du lịch vào Singapore (trung bình 18 triệu khách du lịch/năm), lượng lao động nước ngoài đến Singapore làm việc suy giảm, nhiều lao động nước ngoài phải trở về nước do chính sách siết chặt lao động của Singapore; nhu cầu cung ứng xuất ăn hàng không cho các hãng bay và tàu biển cũng đứt gẫy. Đặc biệt, lượng tiêu thụ của các nhà hàng, khách sạn tại Singapore cũng sụt giảm mạnh do các biện pháp giãn cách xã hội và đóng cửa các cơ sở ăn uống.

Trong bối cảnh nêu trên, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong năm 2021 lại đạt kim ngạch khoảng hơn 89 triệu SGD, vẫn tăng 20,23% so với cùng kỳ 2020, nhờ nhu cầu tăng cao đối với mặt hàng gạo tẻ trắng của Việt Nam (về lượng tăng 22,82% và về giá trị tăng 26,74%). Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản là 3/10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore tăng trưởng dương.

 

Bảng 4: Tổng kim ngạch thương mại gạo giữa Việt Nam và Singapore năm 2021
(ngàn SGD)
Sản phẩm 2019 2020 2021 2020 tăng/giảm
cùng kỳ 2019
2021 tăng/giảm
cùng kỳ 2020
Gạo

(HS1006)

69,901 74,242 90,171 6.21% 21.46%
HUSKED RICE

(HS 100620)

1,255 967 714 -22.95% -26.16%
Gạo lứt Hom ma li

(HS 10062010)

15
Gạo lứt thường

(HS 10062090)

1,255 952 714 -24.14% -25.00%
Gạo nếp

(HS 10063030)

3,614 6,297 4,447 74.24% -29.38%
Gạo trắng hom ma li

(HS 10063040)

162 360 157 122.22% -56.39%
Gạo đồ – parboiled rice

(HS 10063091)

Gạo tẻ trắng

(HS 10063099)

62,535 64,603 82,759 3.31% 28.10%
Gạo vỡ – broken rice

(HS 10064090)

2,335 2,015 2,094 -13.70% 3.92%
 
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam của Singapore năm 2021
(ngàn SGD)
Sản phẩm 2019 2020 2021 2020 tăng/giảm
cùng kỳ 2019
2021 tăng/giảm
cùng kỳ 2020
Gạo (HS1006) 69,655 74,131 89,124 6.43% 20.23%
Gạo lứt Hom ma li

(HS 10062010)

  15      
Gạo lứt thường

(HS 10062090)

1,218 951 712 -21.92% -25.13%
Gạo nếp

(HS 10063030)

3,614 6,297 4,447 74.24% -29.38%
Gạo trắng hom ma li

(HS 10063040)

119 360 157 202.52% -56.39%
Gạo đồ – parboiled rice

(HS 10063091)

    0   0.00%
Gạo tẻ trắng

(HS 10063099)

62,369 64,493 81,740 3.41% 26.74%
Gạo vỡ – broken rice (HS 10064090) 2,335 2,015 2,068 -13.70% 2.63%

 

Nhóm 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu vào Singapore:

Trong năm 2021, tốp các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore không có nhiều thay đổi, 03 quốc gia là Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ 3 vị trí dẫn đầu với tổng 90,52% thị phần gạo của Singapore, trong đó thị phần gạo Thái Lan là 36,46%, thứ 2 là Ấn Độ: 28,07% và thứ 3 là Việt Nam: 25,99%. Đáng chú ý, trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, 7/10 đối tác có kim ngạch XK giảm, hầu hết giảm ở mức 2 con số và khá cao, ví dụ như Thái Lan, giảm 29,83%; Campuchia, giảm 55,31%; Mỹ, giảm 33,04%… Riêng Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt, lần lượt là 12,68%, 20,23% và 20,76%.

Bảng 2: Top 10 quốc gia là đối tác nhập khẩu gạo chính của Singapore năm 2021
STT Quốc gia Kim ngạch nhập khẩu Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ Thị phần gạo chiếm lĩnh tại Singapore
Đơn vị: nghìn USD
2020 2021
1 Thái Lan 178,193 125,045 -29.83% 36.46%
2 Ấn Độ 85,448 96,281 12.68% 28.07%
3 Việt Nam 74,131 89,124 20.23% 25.99%
4 Nhật Bản 10,926 13,194 20.76% 3.85%
5 Campuchia 12,786 5,714 -55.31% 1.67%
6 Mỹ 5,178 3,467 -33.04% 1.01%
7 Myanma 8,826 2,704 -69.36% 0.79%
8 Đài Loan 9,888 2,049 -79.28% 0.60%
9 Australia 2,749 1,510 -45.07% 0.44%
10 Pakistan 3,257 1,488 -54.31% 0.43%
Tổng thị trường: 412,622 342,949 -16.89%  
Thị phần của 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất 99.31%

Tình hình nhập khẩu gạo trong tháng 1/2022

Theo số liệu mới nhất, gạo Việt Nam xuất sang Singapore đạt kim ngạch 17,179 triệu SGD, giảm 12,24% so với tháng 1/2021.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu gạo của Singapore từ thế giới đạt 86,178 triệu SGD, tăng 0,1% so với tháng 1/2022.

Số liệu của tháng 1/2022 cho thấy, cầu tiêu dùng gạo tại Singapore các tháng đầu năm 2022 chưa có dấu hiệu tăng trưởng mạnh.

Một số đánh giá về thị hiếu và nhu cầu đối với mặt hàng gạo của Singapore trong năm 2021

Do bối cảnh dịch bệnh tác động đến quyết định chi tiêu của người dân, nhu cầu đối với mặt hàng gạo tẻ trắng của Việt Nam năm 2021 đã tăng đột biến so với các năm trước. Trong các năm trước dịch Covid, kể cả đến hết 2020, thị trường Singapore vẫn có sự ưa chuộng cao với mặt hàng gạo lứt homali, gạo lứt thường và gạo trắng Homali. Gạo tẻ trắng của Việt Nam có chất lượng cạnh tranh và mức giá thấp đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần Singapore trong năm 2021, mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu gạo tẻ trắng năm 2021 với thế giới bị suy giảm.

Việt Nam đã mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần gạo của Thái Lan trong năm 2021. Hiện nay, thi phần của Việt Nam tại Singapore khoảng 25,99%, tăng gần 10% so với năm 2020 (17.57%); trong khi đó thị phần của Thái Lan sụt giảm mạnh từ 43.25% xuống 36% (kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này vào thị trường Singapore giảm mạnh trong năm 2021, ở mức 36,46%). Tương tự Thái Lan, kim ngạch nhập khẩu gạo từ nhiều quốc gia khác đều bị giảm khá sâu như Đài Loan (giảm 79,28%), Pakistan (giảm 54,31%), Myanmar (giảm 69,36%), Campuchia (giảm 55,31%), Australia (giảm 45,07%), Mỹ (giảm 33,04%)…

Đáng chú ý, mặc dù kim ngạch NK gạo của Singapore suy giảm mạnh và nhiều thị trường suy giảm nhập khẩu, song kim ngạch NK gạo từ Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản tăng trưởng dương khá cao vì người dân Singapore có nhu cầu tương đối ổn định với gạo japonica và gạo đồ kiểu Ấn. Đây cũng là thị trường ngách cho mặt hàng gạo Việt Nam có thể tăng thị phần vì giá gạo japonica của Việt Nam rất cạnh tranh so với Nhật Bản, Đài Loan.

Nhìn chung, nhu cầu gạo của thị trường Singapore không lớn song ổn định ở mức 350-400 triệu SGD giá trị nhập khẩu hàng năm. Cơ hội tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào quyết định của nhà nhập khẩu và nhu cầu nội tại của thị trường vì đến nay các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa thực hiện được bất kỳ chương trình quảng bá nào để chủ động tác động đến nhận thức và thị hiếu của khách hàng Singapore. Công ty gạo Cỏ May đã thành lập doanh nghiệp tại Singapore với nỗ lực thâm nhập vào phân khúc giá trị cao của thị trường; tuy nhiên tháng 7/2021 vừa phải quyết định đóng cửa vì không đủ khả năng duy trì kinh phí vận hành tại thị trường.

VTO

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]