Tình hình xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2022

17648

1.1 Singapore là quốc gia cơ bản không có nền nông nghiệp (chiếm chưa đến 0.5% tổng GDP). Mặc dù đặt mục tiêu đến 2030, Singapore có thể tự túc khoảng 30% nhu cầu rau xanh và trứng, 10% nhu cầu về cá, song hiện nay Singapore vẫn cơ bản phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu nước ngoài để đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, Singapore có quy chế thương mại vào loại tự do bậc nhất thế giới với việc tự định vị bản thân là cửa ngõ kinh tế toàn cầu. Singapore kiểm soát nhập khẩu và bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu dựa vào các quy chuẩn môi trường, sức khỏe và an ninh theo thông lệ quốc tế, Chính phủ khéo léo sử dụng các biện pháp mềm để tác động và định hướng thị trường chứ không dựa vào các biện pháp PVTM hoặc các rào cản kỹ thuật đặc thù của riêng Singpaore. Vì vậy, địa bàn không có thông tin về các vụ kiện đối với hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam.

1.2 Về nông sản nhập khẩu từ Việt Nam: Singapore hiện nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là mặt hàng gạo, rau củ quả, hạt điều, cà phê, hoa quả; trong đó gạo chiếm giá trị cao nhất, song cũng chỉ chiếm khoảng 0,89% tổng giá trị kim ngạch XK các mặt hàng của Việt Nam sang địa bàn (số liệu 9 tháng đầu năm 2022 là 53,6 triệu SGD). Rau củ quả của Việt Nam sang địa bàn hiện nay đã đa dạng hơn với nhiều mặt hàng mới có giá trị tương đối cao như vải ổi xanh, ổi đỏ, thanh long đỏ, chanh leo, hồng xiêm, bưởi da xanh,… tuy nhiên do quy mô dân số, tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Singapore (các mặt hàng HS06, HS07, HS08, HS09, HS10 và HS20) không đáng kể, trong 9 tháng đầu năm khoảng gần 114,5 triệu SGD/năm (trong đó, mặt hàng gạo chiếm 46,8%).

          1.3 Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore ước đạt 241,6 triệu USD, giảm 7,95% so với cùng kỳ năm 2021 (262,4 triệu SGD). Mức giảm này thấp hơn nhiều so với mức suy giảm khoảng 22,39% trong kim ngạch NK gạo 9 tháng đầu năm 2021 so với 9 tháng cùng kỳ năm 2020. Xu hướng suy giảm nhập khẩu gạo diễn ra ở hầu hết các nhóm mặt hàng gạo chính xuất khẩu vào Singapore.

Bảng 1: Tổng kim ngạch NK gạo của Singapore với thế giới 9 tháng đầu năm 2022
                                                                                                                                                           (ngàn SGD)
Sản phẩm 9T.2020 9T.2021 9T.2022 9T.2021 tăng/giảm
cùng kỳ 9T.2020
9T.2022 tăng/giảm
cùng kỳ 9T.2021
Thị phần các mặt hàng gạo 9T.2022

 

 
Gạo (HS1006) 338,148 262,442 241,590 -22.39% -7.95%    
Gạo lứt Hom ma li (HS 10062010) 6,466 4,953 3,831 -23.40% -22.65% 1.59%  
Gạo lứt thường (HS 10062090) 10,256 8,852 8,566 -13.69% -3.23% 3.55%  
Gạo nếp (HS 10063030) 10,499 8,006 5,528 -23.75% -30.95% 2.29%  
Gạo trắng hom ma li (HS 10063040) 85,007 48,285 49,759 -43.20% 3.05% 20.60%  
Gạo đồ – parboiled rice (HS 10063091) 16,180 13,238 12,528 -18.18% -5.36% 5.19%  
Gạo tẻ trắng (HS 10063099) 204,097 172,416 146,453 -15.52% -15.06% 60.62%  
Gạo vỡ – broken rice (HS 10064090) 5,643 6,692 5,380 18.59% -19.61% 2.23%  
Gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063050) 6,169 2.55%  
Gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063070) 3,375 1.40%  

Theo khối lượng, tổng lượng nhập khẩu 7 loại gạo chính (HS10062010, HS10062090, HS10063030, HS10063040, HS10063091, HS10063099 và HS10064090), ước tính đạt khoảng 263.456 tấn, giảm 9,49% so với cùng kỳ năm 2021 (291.089 tấn). Về thị phần của các mặt hàng gạo, gạo tẻ trắng chiếm thị phần lớn nhất (60,62%), tiếp đến là gạo trắng hom ma li (chiếm 20,6%), gạo đồ (chiếm 5,19%). Các mặt hàng gạo khác chia đều phân khúc còn lại.

Bảng 2: Số liệu nhập khẩu gạo của Singapore trong 9 tháng đầu năm 2022 theo các nhóm hàng gạo
  Tổng kim ngạch NK từ Thế giới Tăng/giảm của TG so với cùng kỳ Tổng kim ngạch NK từ Việt Nam Tăng/giảm của VN so với cùng kỳ Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất
(đơn vị: Khối lượng/SGD) (đơn vị: Khối lượng/SGD)
Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD
9T2021 9T2022 9T2021 9T2022 9T2021 9T2022 9T2021 9T2022
HS 10062010 2,480 2,223 4,974 3,855 -10.36% -22.50% 2 3 Thái Lan
(Gạo lứt Hom ma li) 99.12%
HS 10062090 4,383 4,429 8,852 8,566 1.05% -3.23% 377 371 510 475 -1.59% -6.86% Nhật Bản
(Gạo lứt thường) 67.11%
HS 10063030 9,658 6,634 8,006 5,528 -31.31% -30.95% 5,588 3,288 3,916 2,331 -41.16% -40.47% Thái Lan
(Gạo nếp) 57.20%
HS 10063040 35,295 37,662 48,285 49,759 6.71% 3.05% 41 699 44 798 1604.88% 1713.64% Thái Lan
(Gạo trắng hom ma li) 98.29%
HS 10063091 19,067 16,321 13,238 12,528 -14.40% -5.36% Ấn Độ
(Gạo đồ) 99.37%
HS 10063099 208,204 186,987 172,416 146,453 -10.19% -15.06% 79,500 58,464 64,250 46,461 -26.46% -27.69% Ấn Độ
(Gạo tẻ trắng) 39.03%
HS 10064090 12,002 9,200 6,692 5,380 -23.35% -19.61% 2,244 1,930 1,472 1,276 -13.99% -13.32% Thái Lan
(Gạo vỡ) 21.80%
Gạo (HS1006) 291,089 263,456 262,442 241,590 -9.49% -7.95% 87,750 64,754 70,192 53,622 -26.21% -23.61% Thái Lan
  35.47%

Theo thống kê ở bảng 1 và bảng 2, 9 tháng đầu năm 2022 thị trường nhập khẩu gạo tại Singapore tiếp tục chứng kiến sự suy giảm mạnh cả về số lượng và giá trị nhập khẩu. Xu hướng suy giảm này đã được ghi nhận diễn ra khá mạnh trong năm 2021.

 Trong 7 nhóm gạo nhập khẩu chính của Singapore, có 6/7 nhóm gạo suy giảm nhập khẩu ở mức 2 con số ví dụ: gạo lứt gạo nếp (giảm 30,95%), gạo lứt hom ma li (giảm 22,65%), gạo vỡ (giảm 19,61%), gạo tẻ trắng (giảm 15,06%)… Chỉ duy nhất có gạo trắng hom ma li tăng 3,05% về giá trị và tăng 6,71% về khối lượng nhập khẩu.

1.4 Sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ 2021 tiếp tục đà suy giảm nhập khẩu đáng kể được ghi nhận trong năm 2021. Xu hướng này trái ngược với xu hướng tăng nhập khẩu gạo trong năm 2020 khi dịch covid-19 bùng phát đỉnh điểm ở Singapore.

Kim ngạch NK gạo của Singapore có sự suy giảm liên tục so với thống kê của các năm liền kề, nhất là năm 2022 so với 2021 và năm 2021 so với năm 2020 (thời kỳ đỉnh điểm Singapore nhập khẩu gạo để dự phòng) có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng xuất phát từ việc nhu cầu dự trữ gạo của Singapore đã không còn. Thị trường trở lại ngưỡng cân bằng như thời điểm trước dịch Covid-19, nhu cầu nhập khẩu của Singapore sẽ dần dần trở lại ngưỡng bình thường.

Ngoài ra, mặc dù mở cửa trở lại song lượng khách du lịch đến Singapore cũng chưa hồi phục như trước đại dịch, số lao động nước ngoài đến Singapore đang bị cắt giảm do chính sách siết chặt quản lý lao động nước ngoài, đồng thời, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các trung tâm hội nghị vẫn đang gặp khó khăn trong kinh doanh thời kỳ hậu Covid-19, trong đó có vấn đề lạm phát khiến giá cả leo thang khiến cho việc kích cầu trở nên khó khăn.

1.5 Trong 9 tháng đầu năm 2022, tốp 15 quốc gia xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore không có nhiều thay đổi, 03 quốc gia là Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ 3 vị trí dẫn đầu với tổng 89,57% thị phần gạo của Singapore. Việt Nam đứng thứ 3, chiếm 22,2% thị phần gạo tại Singapore.

Tuy nhiên, theo thống kê tại bảng 3, 7/15 đối tác có sự suy giảm kim ngạch XK gạo vào Singapore. Ví dụ, Trung Quốc (giảm 44,4%), Myanmar (giảm 31,09%), Mỹ (giảm 23,92%), Việt Nam (giảm 23,61%), Thái Lan (giảm 8,78%)…

Bảng 3: Top 15 quốc gia là đối tác nhập khẩu gạo chính của  Singapore 9T.2022
TT Quốc gia Kim ngạch 9T.2020 Kim ngạch 9T.2021 Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ Thị phần gạo chiếm lĩnh tại Singapore
(đơn vị: nghìn USD) (đơn vị: nghìn USD)
1 Thái Lan 93,942 85,697 -8.78% 35.47%
2 Ấn Độ 74,348 77,067 3.66% 31.90%
3 Việt Nam 70,192 53,622 -23.61% 22.20%
4 Nhật Bản 9,556 10,056 5.23% 4.16%
5 Campuchia 4,124 4,641 12.54% 1.92%
6 Mỹ 2,935 2,233 -23.92% 0.92%
7 Pakistan 1,142 2,127 86.25% 0.88%
8 Đài Loan 1,529 1,582 3.47% 0.65%
9 Australia 931 1,500 61.12% 0.62%
10 Myanmar 2,010 1,385 -31.09% 0.57%
11 Bangladesh 371 451 21.56% 0.19%
12 Trung Quốc 527 293 -44.40% 0.12%
13 Ý 227 208 -8.37% 0.09%
14 Hàn Quốc 246 197 -19.92% 0.08%
15 Hong Kong  – 170  – 0.07%
  Tổng kim ngạch NK: 262,442 241,590 -7.95%  –

 

Ngược lại với xu hướng suy giảm nhập khẩu gạo vào Singapore, có đến 8/15 đối tác lại có kim ngạch xuất khẩu gạo vào Singapore tăng lên, một số quốc gia tăng khá lớn, cụ thể: Pakistan (tăng 86,25%), Australia (tăng 61,12%), Bangladesh (tăng 21,56%)… Hong Kong mới được ghi nhận là đối tác nhập khẩu gạo lớn của Singapore (đứng thứ 15/15 đối tác nhập khẩu gạo chính của Singapore).

  1. Về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2022

2.1 Dịch bệnh, thất nghiệp, lạm phát… tác động lớn đến quyết định chi tiêu của người dân, nhu cầu đối với mặt hàng gạo tẻ trắng gần đây tăng mạnh so với các năm trước. Vì vậy, mặc dù suy giảm song gạo tẻ trắng của Việt Nam có chất lượng cạnh tranh và mức giá thấp vẫn chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Singapore. Trước dịch covid-19, thị trường Singapore vẫn có sự ưa chuộng cao với mặt hàng gạo lứt homali, gạo lứt thường và gạo trắng Homali.

Bảng 4: Tổng kim ngạch NK gạo từ Việt Nam của Singapore 9 tháng đầu năm 2022
(ngàn SGD)
Sản phẩm 9T.2020 9T.2021 9T.2022 9T.2021 tăng/giảm
cùng kỳ 9T.2020
9T.2022 tăng/giảm
cùng kỳ 9T.2021
Thị phần chiếm lĩnh 9T.2022

 

Gạo (HS1006) 55,555 70,192 53,622 26.35% -23.61% 22.20%
Gạo lứt Hom ma li (HS 10062010) 15 3 0.08%
Gạo lứt thường (HS 10062090) 828 510 475 -38.41% -6.86% 5.55%
Gạo nếp (HS 10063030) 5,575 3,916 2,331 -29.76% -40.47% 42.17%
Gạo trắng hom ma li (HS 10063040) 360 44 798 1.60%
Gạo đồ – parboiled rice (HS 10063091)
Gạo tẻ trắng (HS 10063099) 47,071 64,250 46,461 36.50% -27.69% 31.72%
Gạo vỡ – broken rice (HS 10064090) 1,706 1,472 1,276 -13.72% -13.32% 23.72%
Gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063050)
Gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063070) 2,279 67.53%
Gạo (HS1006) 55,555 70,192 53,622 26.35% -23.61% 22.20%

Theo thống kê tại bảng 4, trong bối cảnh kim ngạch NK gạo của Singapore suy giảm tương đối lớn, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 9 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt kim ngạch khoảng 54,6 triệu SGD, giảm 23,61% so với cùng kỳ 2021.

Xu hướng suy giảm XK gạo sang Singapore của Việt Nam diễn ra ở hầu hết cả 7 nhóm mặt hàng gạo chính, một số nhóm mặt hàng như gạo đồ, gạo lứt hom ma li, gạo trắng hom ma li còn không có số liệu xuất khẩu sang Singapore. Mặt hàng gạo tẻ trắng chiếm tỷ trọng lớn nhất xuất khẩu sang Singapore giảm tới 27,69%. Tiếp đến là gạo nếp, đứng thứ 2, cũng giảm tới 40,47%. Đáng chú ý, mặt hàng gạo trắng không những suy giảm về giá trị mà còn giảm về giá (vì kim ngạch XK giảm trong khi khối lượng XK lại tăng, khoảng 36,5%).

2.2 So sánh gạo Việt Nam với gạo của các nước khác tại Singapore:

Đối với mặt hàng gạo tẻ trắng (thế mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam), Ấn Độ là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 39,03%. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia gần như chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường với loại gạo đồ (chiếm 99,37%). Với các sản phẩm gạo còn lại, thì Thái Lan gần như chiếm thị phần lớn nhất, cụ thể: gạo lứt homali (99,12%), gạo nếp (57,2%), gạo trắng homali (98,29%), gạo vỡ (21,8%). Gạo lứt thường, Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất, 67,11%.

Theo thống kê trên đây, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Về cơ bản, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu không lớn song ổn định, từ mức 300 đến 400 triệu SGD mỗi năm. Cơ hội tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Singapore vẫn có, nhất là mặt hàng tạo tẻ trắng mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên điều này phụ thuộc phần lớn vào quyết định của nhà nhập khẩu và nhu cầu nội tại của thị trường.

Ngoài việc phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, riêng thị trường gạo Singapore vai trò quyết định của Chính phủ Singapore rất lớn, thể hiện ở việc Chính phủ xét duyệt và cấp phép nhập khẩu cũng như trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường. Vì vậy, thỏa thuận và cam kết ở cấp chính chủ 2 nước có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu gạo sang Singapore.

2.3 Về mặt xúc tiến thương mại, việc quảng và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường chủ yếu là các hoạt động do Thương vụ tổ chức, phối hợp thực hiện và gắn kết với các đối tác tại Singapore. Trong khi các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ… doanh nghiệp rất quan tâm tới đầu tư tới việc quảng bá hình ảnh sản phẩm cũng như có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vốn có tiềm lực yếu, lại ít khi đầu tư vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, vì vậy các nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối ở Singapore không muốn sử dụng thương hiệu sản phẩm của Việt Nam mà chuyển sang nhập gạo thô sau đó đóng gói mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore (phương thức OEM) để dễ tiêu thụ trên thị trường.

VTO

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]