TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA SINGAPORE 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

562139
  1. Tình hình XNK của Singapore tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2024:

1.1 Tổng quan:

Trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt gần 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 54,5 tỷ SGD, tăng 0,14% và nhập khẩu (NK) hơn 49,7 tỷ SGD, tăng 0.85%.

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 22,2 tỷ SGD (giảm 3,84%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 32,3 tỷ SGD (tăng 3,08%), chiếm lần lượt 40,73% và 59,27% tổng kim ngạch XK của Singapore.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong tháng 9 năm 2024
(Đơn vị: nghìn SGD, %)

 

TT Kim ngạch T9/2023 T9/2024 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 103,395,783 103,890,671 0.48
2 Xuất khẩu 54,436,596 54,514,031 0.14
3 Nhập khẩu 48,959,187 49,376,640 0.85
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 23,093,295 22,205,902 -3.84
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 31,343,301 32,308,129 3.08

Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt gần 953,15 tỷ SGD, tăng 6,73% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó XK hơn 500,2 tỷ SGD (tăng 5,91%) và NK hơn 452,93 tỷ SGD (tăng 7,64%).

 

 

Bảng 2: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong 9 tháng đầu năm 2024
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
 TT Kim ngạch 9T/2023 9T/2024 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 893,068,107 953,148,188 6.73
2 Xuất khẩu 472,294,777 500,211,818 5.91
3 Nhập khẩu 420,773,330 452,936,370 7.64
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 211,375,271 217,621,541 2.96
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 260,919,505 282,590,277 8.31

 

1.2 Với 15 đối tác thương mại lớn (xét trong 9 tháng đầu năm 2024):

Bảng 3: Thống kê thương mại hai chiều của Singapore với 15 đối tác lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2024
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 9T/2023 9T/2024 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 121,274,010 125,543,761 3.52
2 Malaysia 92,712,498 103,970,378 12.14
3 Mỹ 95,609,779 98,084,293 2.59
4 Đài Loan 69,174,870 84,033,778 21.48
5 Hong Kong 51,019,805 56,524,802 10.79
6 Indonesia 50,805,954 55,656,790 9.55
7 Hàn Quốc 45,928,245 49,909,010 8.67
8 Nhật Bản 40,298,271 38,459,132 -4.56
9 Thái Lan 30,711,560 34,034,666 10.82
10 Ấn Độ 21,425,949 24,169,906 12.81
11 Australia 20,975,601 23,553,416 12.29
12 Việt Nam 21,752,222 23,238,821 6.83
13 UAE 17,338,718 17,765,829 2.46
14 Đức 18,508,539 16,816,844 -9.14
15 Pháp 17,486,474 16,316,673 -6.69

Trong 9 tháng đầu năm 2024 (so với cùng kỳ 2023), kim ngạch XNK giữa Singapore với phần lớn các đối tác lớn nhất (12/15 đối tác) tăng trưởng dương, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh như Đài Loan (tăng 21,48%); Hong Kong (tăng 10,79%), Thái Lan (tăng 10,82%)… Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Đài Loan là 4 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 125,5 tỷ SGD; 103,97 tỷ SGD; 98 tỷ SGD và 84 tỷ SGD.

Sau 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 23,2 tỷ SGD, tăng 6,83%.

 

Về nhập khẩu: Trong 9 tháng đầu năm 2024, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore là Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore. 11/20 đối tác nhập khẩu của Singapore có kim ngạch NK tăng trưởng dương, một số đối tác có mức tăng cao như Đài Loan (tăng 26,21%); Australia (33,16%); Ấn Độ (24,14%)…. Đài Loan tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch hơn 61,1 tỷ SGD, tăng 26,21%. Tiếp theo sau là Mỹ (thứ 2) và Trung Quốc (thứ 3) với kim ngạch lần lượt là 55,8 tỷ SGD (tăng 9,89%) và 55,62 tỷ SGD (giảm 3,24%). Việt Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ 18 của Singapore với kim ngạch hơn 6,28 tỷ SGD (tăng 31,55%)

Bảng 4: Thống kê nhập khẩu của Singapore với các đối tác lớn nhất

 trong 9 tháng đầu năm 2024

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 9T/2023 9T/2024 Tăng, giảm (%)
1 Đài Loan 48,408,201 61,098,219 26.21
2 Mỹ 50,777,351 55,800,751 9.89
3 Trung Quốc 57,523,033 55,662,068 -3.24
4 Malaysia 47,901,539 50,839,171 6.13
5 Hàn Quốc 25,011,330 28,923,994 15.64
6 Nhật Bản 21,332,849 21,090,287 -1.14
7 Indonesia 16,095,633 15,017,695 -6.70
8 Pháp 13,982,460 13,070,228 -6.52
9 UAE 12,004,030 12,635,570 5.26
10 Thái Lan 11,862,710 11,018,364 -7.12
11 Đức 10,274,220 9,789,398 -4.72
12 Anh 8,294,168 9,583,614 15.55
13 Ấn Độ 7,184,124 8,918,667 24.14
14 Thuỵ Sỹ 8,620,288 8,616,201 -0.05
15 Australia 6,310,481 8,402,868 33.16
16 BRAZIL 6,152,025 7,152,048 16.26
17 Saudi Arabia 7,052,354 6,319,478 -10.39
18 Việt Nam 4,772,532 6,278,039 31.55
19 Qatar 5,705,785 5,928,595 3.90
20 ITALY 5,553,676 5,330,455 -4.02

Về xuất khẩu: Trong 9 tháng đầu năm 2024, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia với kim ngạch lần lượt đạt kim ngạch 69,9 tỷ SGD (tăng 9.62%), 53,38 tỷ SGD (tăng 9,59%) và 53,13 tỷ SGD (tăng 18,57%)…Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore với kim ngạch hơn 16,96 tỷ SGD (giảm 0,11%).

Bảng 5: Thống kê xuất khẩu của Singapore với 20 đối tác lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2024
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 9T/2023 9T/2024 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 63,750,977 69,881,693 9.62
2 Hong Kong 48,708,259 53,379,524 9.59
3 Malaysia 44,810,958 53,131,206 18.57
4 Mỹ 44,832,428 42,283,542 -5.69
5 Indonesia 34,710,321 40,639,094 17.08
6 Thái Lan 18,848,851 23,016,303 22.11
7 Đài Loan 20,766,669 22,935,559 10.44
8 Hàn Quốc 20,916,916 20,985,016 0.33
9 Nhật Bản 18,965,423 17,368,845 -8.42
10 Việt Nam 16,979,689 16,960,782 -0.11
11 Ấn Độ 14,241,825 15,251,239 7.09
12 Australia 14,665,120 15,150,547 3.31
13 Philippines 10,015,875 9,873,092 -1.43
14 Hà Lan 8,875,430 7,594,429 -14.43
15 Đức 8,234,319 7,027,446 -14.66
18 Liberia 5,341,784 6,481,777 21.34
16 Panama 5,205,213 5,666,186 8.86
17 UAE 5,334,687 5,130,258 -3.83
19 Quần đảo MARSHALL 4,547,356 5,041,268 10.86
20 Anh 3,603,029 4,432,832 23.03
  1. Phân tích cán cân XNK Việt Nam – Singapore:

Về tổng quan, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 2,19 tỷ SGD, giảm 6,11% so với cùng kỳ năm 2023, XK từ Việt Nam sang Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng cao (35,23%) với giá trị 694,4 triệu SGD, trong khi đó kim ngạch NK giảm mạnh ở mức 17,75%, đạt gần 1,5 tỷ SGD.

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore giảm 9,01%, đạt hơn 433,6 triệu SGD; hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 71% kim ngạch XK) giảm 20,84% đạt hơn 1,06 tỷ SGD. Mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK gần 805 triệu SGD, song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu gần 260,76 triệu SGD.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 23,24 tỷ SGD, tăng 6,83 % so với cùng kỳ năm 2023, trong đó XK tăng mạnh ở mức 31,55%, đạt gần 6,28 tỷ SGD và NK hơn 16,96 tỷ SGD, giảm 0,11%.

Xét về xuất xứ hàng hóa, thì hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm gần 70,17% tổng kim ngạch hàng XK từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 10,84 tỷ SGD. Trong khi đó, nếu tính riêng hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, thì Việt Nam xuất siêu khoảng 1,22 tỷ SGD.

Bảng 6: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 9 năm 2024
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
TT Kim ngạch T9/2023 T9/2024 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 2,336,415 2,193,757 -6.11
2 Xuất khẩu 513,495 694,390 35.23
3 Nhập khẩu 1,822,921 1,499,368 -17.75
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 476,545 433,615 -9.01
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 1,346,375 1,065,753 -20.84

 

Bảng 7: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
TT Kim ngạch 9T/2023 9T/2024 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 21,752,222 23,238,821 6.83
2 Xuất khẩu 4,772,532 6,278,039 31.55
3 Nhập khẩu 16,979,689 16,960,782 -0.11
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 4,888,390 5,059,935 3.51
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 12,091,299 11,900,846 -1.58

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore

Trong tháng 9/2024, cả 3 nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng rất mạnh, thậm chí đột biến, cụ thể: nhóm Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 18,54%); Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 160%); Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng 962%). Một số nhóm ngành XK khác cũng có mức tăng trưởng rất mạnh như: Hoá chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị (tăng hơn 17,7 lần); Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (tăng hơn 105%)… Ở chiều ngược lại, một số nhóm có mức sụt giảm khá mạnh là Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (giảm 71,1%); Dầu thực động vật, chất béo (giảm 56,41%)…

 

 

Bảng 7a: Thống kê kim ngạch những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore trong tháng 9 năm 2024
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
TT Mặt hàng T9/2023 T9/2024 Tăng, giảm (%)
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 225,068 266,792 18.54
2 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 61,434 159,777 160.08
3 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 6,970 74,030 962.12
4 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (HS 70) 39,528 28,918 -26.84
5 Giầy dép các loại (HS 64) 17,463  –
6 Muối; lưu huỳnh; đất & đá; thạch cao, vôi & xi măng (HS 25) 15,572 14,634 -6.02
7 Quần áo may mặc (HS 61) 16,556 11,708 -29.28
8 Quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (HS 62) 35,928 10,383 -71.10
9 Bưu phẩm (HS 98) 10,116 8,390 -17.06
10 Các sản phẩm từ sắt thép (HS 73) 8,336 8,079 -3.08
11 Thủy sản (HS 03) 3,573 7,346 105.60
12 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 9,857 7,130 -27.67
13 Dầu thực động vật, chất béo (HS 15) 6,676 6,445 -3.46
14 Gạo và ngũ cốc (HS 10) 4,160 4,862 16.88
15 Hoá chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị (HS 28) 3,007 3,980 32.36
16 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 2,477 3,526 42.35
17 Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (HS 42) 177 3,314 1772.32
18 Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (HS 24) 5,420 3,245 -40.13
19 Rượu và đồ uống (HS 22) 7,344 3,201 -56.41
20 Gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (HS 44) 2,875 3,112 8.24
21 Đồng và sản phẩm từ đồng (HS 74) 4,983 3,079 -38.21

 

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:

Mặc dù chứng kiến sự tăng mạnh của một số nhóm như Chì và các sản phẩm làm bằng chì (tăng gần 47 lần), Xe cộ và các thiết bị vận tải ngoại trừ xe chạy trên đường ray (tăng 1,18 lần); tuy nhiên sự sụt giảm mạnh của cả 3 nhóm nhập khẩu chủ lực là Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (giảm 28,36%); nhóm Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (giảm 3,29%); và nhóm Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (giảm 41,52%) là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tổng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam trong tháng 9.

Bảng 7b: Thống kê kim ngạch những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Singapore trong tháng 9 năm 2024
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
TT Mặt hàng T9/2023 T9/2024 Tăng, giảm (%)
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 909,207 651,314 -28.36
2 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 148,757 143,863 -3.29
3 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 224,709 131,414 -41.52
4 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 104,873 98,723 -5.86
5 Nước hoa, mỹ phẩm (HS 33) 55,518 50,030 -9.89
6 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 25,255 47,437 87.83
7 Thức ăn và các sản phẩm chế biến (HS 21) 42,787 46,578 8.86
8 Hóa chất (HS 29) 26,494 42,966 62.17
9 Dược phẩm (HS 30) 41,163 32,568 -20.88
10 Các sản phẩm từ hóa chất (HS 38) 15,733 22,067 40.26
11 Rượu và đồ uống (HS 22) 25,966 21,118 -18.67
12 Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (HS 24) 13,420 19,776 47.36
13 Bưu phẩm (HS 98) 15,793 17,302 9.55
14 Chì và các sản phẩm làm bằng chì (HS 78) 28,119 13,786 -50.97
15 Phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ & các bộ phận (HS 88) 9,043 13,189 45.85
16 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 8,293 12,108 46.00
17 Hàng hoá khác (99) 250 11,961 4684.40
18 Đồng hồ, đồng hồ cá nhân và các bộ phận (HS 91) 20,253 11,553 -42.96
19 Kẽm và sản phẩm từ kẽm (HS 79) 7,947 10,097 27.05
20 Thuốc nhuộm, sơn, mực màu các loại (HS 32) 5,809 9,612 65.47
21 Sữa và các chế phẩm từ ngũ cốc (HS 19) 3,261 7,119 118.31
  1. Phân tích, đánh giá:

Theo thông báo của Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore, nền kinh tế nước này trong quý 3 năm 2024 ước tính tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023, (tiếp nối mức tăng 2,9% trong quý 2). Mức tăng trưởng GDP cao này đạt được do các khu vực kinh tế thành phần đều tăng, cụ thể: lĩnh vực sản xuất tăng trưởng 6,6%, trong khi khu vực dịch vụ cũng đạt mức tăng trưởng 3,3%.

Tình hình thương mại trong tháng 9/2024 của Singapore với thế giới vẫn duy trì sự hồi phục tích cực khi cả 3 chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch XK, NK đều tăng trưởng dương, tuy nhiên mức tăng đã chậm lại (lần lượt là 0,48%, 0,14% và 0,85%).

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore trong tháng 9/2024 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 35,23%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2024 ở 31,55% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, tháng 9 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam ở ba nhóm ngành hàng quan trọng:  Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) giảm 28,36%; Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) giảm 3,29%; Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) giảm 41.52% so với cùng kỳ năm 2023,… Đây là dấu hiệu cần quan tâm về tình hình sản xuất công nghiệp trong nước, nhất là khối doanh nghiệp FDI trong thời gian tới.

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]