Xuất nhập khẩu Singapore, tình hình thị trường cần nắm tháng 9/2022

1065392
  1. Tình hình XNK của Singapore trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022:

1.1 Tổng quan:

Trong tháng 9/2022, tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 118,3 tỷ SGD, tăng 20,71%, trong đó XK đạt gần 62,5 tỷ SGD, tăng 20,1% và NK hơn 55,8 tỷ SGD, tăng 21,4% so với tháng 9/2021.

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt gần 27,5 tỷ SGD (tăng 19,75%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 35 tỷ SGD (tăng 20,38%), chiếm lần lượt 43,94% và 56,06% tổng kim ngạch XK của Singapore.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong tháng 9 năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
  Hạng mục T09/2021 T09/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 98,014,412 118,315,385 20.71
2 Xuất khẩu 52,034,038 62,493,575 20.10
3 Nhập khẩu 45,980,374 55,821,810 21.40
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 22,928,584 27,457,061 19.75
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 29,105,454 35,036,514 20.38

Tính cộng dồn lũy tiến 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 1046,2 tỷ SGD, tăng 24,94%, trong đó XK gần 544,4 tỷ SGD (tăng 22,46%) và NK là 501,9 tỷ SGD (tăng 27,73%).

Bảng 2: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong 9 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
  Hạng mục 9T/2021 9T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 837,420,287 1,046,233,135 24.94
2 Xuất khẩu 444,507,828 544,356,972 22.46
3 Nhập khẩu 392,912,459 501,876,163 27.73
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 202,426,469 254,757,661 25.85
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 242,081,359 289,599,311 19.63

 

Các số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2022 tiếp tục duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù kinh tế thế giới và khu vực đang trải qua nhiều biến động lớn như lạm phát, nguy cơ suy thoái, biến động khó lường của giá nhiên liệu, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh tại Ukraine, đối đầu Mỹ với Nga, Trung Quốc song kim ngạch XNK của Singapore không những ít bị ảnh hưởng mà còn tăng cao liên tục trong cả 3 quý của năm 2022.

Đáng chú ý hàng nội địa sản xuất tại Singapore trong 3 quý đầu năm 2022 đạt kim ngạch tương đối tốt, gần 254,8 tỷ SGD (xấp xỉ kim ngạch của hàng tạm nhập tái xuất), tăng 25,85% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng của hàng tạm nhập tái xuất (vốn là thế mạnh của Singapore), chỉ khoảng 19,63%.

1.2 Với 15 đối tác thương mại lớn (xét trong 9 tháng đầu năm 2022):

Trong 9 tháng đầu năm 2022 (so với cùng kỳ 2021), kim ngạch NXK của Singapore với 15/15 đối tác có kim ngạch thương mại lớn nhất (chiếm khoảng 79,95% tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới) tăng trưởng dương, hầu hết ở mức 2 con số, một số đối tác có mức kim ngạch tương đối tốt như United Arab Emirates (tăng 58,47%), Indonesia (tăng 38,18%), Hàn Quốc (tăng 36,06%), Australia (tăng 33,56%), Thái Lan (tăng 31,88%), Mỹ (tăng 31,1%), Philippines (tăng 26,75%), Đài Loan (tăng 23,36%), Ấn Độ (tăng 23,9%)… Trung Quốc, Malaysia và Mỹ là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại đều trên 100 tỷ SGD, lần lượt là: 130,8 tỷ SGD, 116,9 tỷ SGD và 101 tỷ SGD. Theo khía cạnh địa lý, có thể thấy, các đối tác thương mại lớn nhất của Singapore phân bổ đều trên khắp các châu lục, trọng tâm nhiều ở khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc), Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines), châu Mỹ (Mỹ), châu Âu (Đức), Nam Á (Ấn Độ), Trung Đông (United Arab Emirates – UAE).

Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore, với kim ngạch TM hai chiều khoảng 24,5 tỷ SGD, tăng 25,72%.

Bảng 3: Thống kê thương mại hai chiều của Singapore với 15 đối tác lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 9T/2021 9T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Trung Quốc 117,720,497 130,786,392 11.10  
2 Malaysia 92,950,501 116,859,619 25.72  
3 Mỹ 77,026,528 100,982,016 31.10  
4 Đài Loan 71,754,095 88,512,342 23.36  
5 Hong Kong 62,676,932 65,347,833 4.26  
6 Indonesia 42,310,770 58,465,774 38.18  
7 Hàn Quốc 40,058,805 54,503,238 36.06  
8 Nhật Bản 39,211,930 49,838,508 27.10  
9 Thái Lan 24,884,092 32,815,906 31.88  
10 Australia 19,802,582 26,448,050 33.56  
11 Việt Nam 19,465,454 24,471,163 25.72  
12 Ấn Độ 19,178,152 23,761,706 23.90  
13 United Arab Emirates 14,936,598 23,670,365 58.47  
14 Phillipines 16,729,626 21,204,281 26.75  
15 Đức 17,217,535 18,778,972 9.07  

Về nhập khẩu: Trong 9 tháng đầu năm 2022, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore vẫn là Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, United Arab Emirates, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ… Việt Nam hiện nằm trong nhóm 20 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Singapore (đứng thứ 19/20). Mức tăng trưởng nhập khẩu của Singapore với nhóm 20 thị trường lớn này khá cao, 20/20 thị trường tăng trưởng dương với nhiều mức tăng kỷ lục như Brazil (tăng 93,5%), Saudi Arabia (tăng 66,93%), Hàn Quốc (tăng 60,79%), United Arab Emirates (tăng 58,25%), Thái Lan (tăng 53,74%)… Trung Quốc soán ngôi Đài Loan trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm, với kim ngạch 63,5 tỷ SGD, tăng 20,45%. Tiếp theo sau là Malaysia (thứ 2) và Đài Loan (thứ 3), với kim ngạch lần lượt là 62,7 tỷ SGD (tăng 19,66%) và 62,2 tỷ SGD (tăng 26,47%). Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường có mức tăng nhập khẩu (tức là xuất khẩu vào thị trường Singapore) khá cao, khoảng 38,24%, đạt gần 6 tỷ SGD.

Bảng 4: Thống kê nhập khẩu của Singapore với

20 đối tác lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2022

 
(Đơn vị: nghìn SGD, %)  
STT Đối tác 9T/2021 9T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 52,740,702 63,528,796 20.45
2 Malaysia 52,384,647 62,685,184 19.66
3 Đài Loan 49,159,278 62,174,094 26.47
4 Mỹ 39,365,704 53,698,482 36.41
5 Hàn Quốc 20,589,824 33,106,784 60.79
6 Nhật Bản 21,386,690 28,354,363 32.58
7 Indonesia 14,718,773 18,997,741 29.07
8 United Arab Emirates 11,110,133 17,581,890 58.25
9 Thái Lan 9,247,511 14,216,868 53.74
10 Pháp 11,506,461 13,092,340 13.78
11 Thuỵ sỹ 8,299,741 11,700,058 40.97
12 Đức 10,290,305 10,382,623 0.90
13 Saudi Arabia 5,905,986 9,858,800 66.93
14 Phillipines 7,905,345 9,688,858 22.56
15 Ấn Độ 7,007,079 9,165,618 30.81
18 Australia 7,394,911 8,709,271 17.77
16 Anh 6,718,954 8,136,651 21.10
17 Brazil 3,805,203 7,363,088 93.50
19 Việt Nam 4,336,873 5,995,423 38.24
20 Qatar 4,658,246 5,397,087 15.86

Về xuất khẩu: Trong 9 tháng đầu năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Mỹ, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore. Đáng chú ý, cả 20/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore tăng trưởng dương, đa phần ở mức 2 con số, một số thị trường có mức tăng khá cao như Marshall Islands (tăng 61,61%), United Arab Emirates (tăng 59,11%), Campuchia (tăng 57,47%), Panama (tăng 54,1%), Indonesia (tăng 43,04%), Australia (tăng 42,97%)… Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia tăng lần lượt là 3,51% (67,3 tỷ SGD), 4,05% (61,8 tỷ SGD) và 33,55% (54,2 tỷ SGD).

Bảng 5: Thống kê xuất khẩu của Singapore với

20 đối tác lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2022

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
STT Đối tác 9T/2021 9T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 64,979,795 67,257,596 3.51
2 Hong Kong 59,411,696 61,815,508 4.05
3 Malaysia 40,565,854 54,174,435 33.55
4 Mỹ 37,660,824 47,283,534 25.55
5 Indonesia 27,591,998 39,468,033 43.04
6 Đài Loan 22,594,817 26,338,248 16.57
7 Nhật Bản 17,825,240 21,484,145 20.53
8 Hàn Quốc 19,468,981 21,396,454 9.90
9 Thái Lan 15,636,581 18,599,038 18.95
10 Việt Nam 15,128,581 18,475,740 22.12
11 Australia 12,407,671 17,738,779 42.97
12 Ấn Độ 12,171,073 14,596,088 19.92
13 Hà Lan 9,623,082 11,752,431 22.13
14 Philippines 8,824,281 11,515,422 30.50
15 Campuchia 6,169,227 9,714,757 57.47
18 Đức 6,927,230 8,396,349 21.21
16 Bỉ 5,507,852 6,979,544 26.72
17 Panama 4,175,253 6,434,028 54.10
19 United Arab Emirates 3,826,466 6,088,475 59.11
20 Marshall Islands 3,483,896 5,630,429 61.61

1.3 Theo ngành hàng (xét trong tháng 9/2022):

Về XK: Trong tháng 9/2022, 18/21 ngành hàng XK chủ lực của Singapore ra thế giới tăng, góp phần đưa cán cân thương mại XK tăng trưởng khá cao, khoảng 20,1%; 6/6 nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, kim ngạch trên 3 tỷ SGD, tăng trưởng rất tốt, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (22,6 tỷ SGD, tăng 15,01%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (9,3 tỷ SGD, tăng 22,53%); xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (7,3 tỷ SGD, tăng 43,96%); bưu phẩm (4,2 tỷ SGD, tăng 67,21%); ngọc trai, đá quý, sản phẩm kim hoàn (3,6 tỷ SGD, tăng 26,38%); và máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế và đồng hồ nhạc cụ (3,1 tỷ SGD, tăng 21,86%). Một số nhóm ngành hàng khác có tỷ trọng trung bình (dưới 3 tỷ SGD) song tăng trưởng cao như hàng hóa hỗn hợp (tăng 228,27%), các sản phẩm từ sắt thép (tăng 34,37%), cao su và sản phẩm từ cao su (tăng 28,77%)…  Có 3/21 nhóm ngành hàng XK tăng trưởng âm là nhựa và sản phẩm từ nhựa (giảm 7,05%), da và sản phẩm da, túi du lịch (giảm 5,12%) và hóa chất (giảm 3,31%).

Về NK: Trong tháng 9/2022, 20/21 ngành hàng NK chủ lực của Singapore ra thế giới tăng, làm cho cán cân thương mại NK tăng trưởng khá cao, khoảng 21,4%; 7/7 nhóm ngành hàng NK chủ lực, kim ngạch trên 1 tỷ SGD, tăng trưởng cao, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (17,02 tỷ SGD, tăng 5,99%); xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (12,3 tỷ SGD, tăng 49,37%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (8,2 tỷ SGD, tăng 14,14%); ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (4 tỷ SGD, tăng 118,22%); máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ và nhạc cụ (1,7 tỷ SGD, tăng 4,56%); hóa chất (1,2 tỷ SGD, tăng 7,82%); và nhựa, sản phẩm từ nhựa (1,04 tỷ SGD, tăng 9,29%). Một số nhóm ngành hàng NK khác có tỷ trọng trung bình (dưới 1 tỷ SGD) song tăng trưởng cao như sắt thép (tăng 80,94%), dầu thực động vật, chất béo (tăng 75,16%), các sản phẩm từ sắt thép (tăng 53,63%).… Chỉ có 1/21 nhóm ngành hàng NK tăng trưởng âm là tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ và vật phẩm lưu giữ sưu tập (giảm 55,51%).

  1. Phân tích cán cân XNK Việt Nam – Singapore:

Về tổng quan, trong tháng 9, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 3 tỷ SGD, tăng 36,79 % so với cùng tháng của năm 2021, trong đó XK từ Việt Nam sang Singapore đạt 594,9 triệu SGD, tăng 30,05% và NK từ Singapore vào Việt Nam khoảng 2,4 tỷ SGD, tăng 38,59%. Tuy nhiên, so với tháng liền kề trước đó, chỉ có tổng kim ngạch XNK, NK tăng lần lượt 0,85% và 5,24%, còn kim ngạch XK giảm 13,57%.

 

Trong hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá xuất xứ Singapore, đạt 570,9 triệu SGD, tăng 84,85% và hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam đạt 1,8 tỷ SGD (chiếm 76%), tăng 28,43%.

Mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK ước gần 1,8 tỷ SGD song kim ngạch NK liên tục tăng ở mức cao và xét trên khía cạnh hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore, thì Việt Nam vẫn xuất siêu khoảng 23,9 triệu SGD.

Bảng 6: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 9 năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục T09/2021 T09/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Xuất nhập khẩu 2,173,118 2,972,611 36.79  
2 Xuất khẩu 457,422 594,893 30.05  
3 Nhập khẩu 1,715,696 2,377,717 38.59  
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 308,877 570,945 84.85  
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 1,406,819 1,806,772 28.43  

 

Nếu tính cả 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XNK 2 chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 24,47 tỷ SGD, tăng 25,72% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó XK đạt gần 6 tỷ SGD, tăng 38,24% và NK khoảng 18,5 tỷ SGD, tăng 22,12%.

Phân tích sâu hơn về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thì hàng trung gian (tạm nhập tái xuất) qua Singapore vào Viêt Nam chiếm tới 71,17% tổng kim ngạch hàng XK từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 13,1 tỷ SGD. Đây là khoản gần bằng mức thâm hụt thương mại giữa 2 nước trong khi hàng hóa có xuất xứ từ Singapore ở mức tương đối cân bằng, thậm chí thấp hơn cán cân XK từ Việt Nam sang Singapore. Điều này cho thấy, lợi thế rõ rệt của trung tâm thương mại khu vực của Singapore.

Bảng 6: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong 9 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục 9T/2021 9T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Xuất nhập khẩu 19,465,454 24,471,163 25.72  
2 Xuất khẩu 4,336,873 5,995,423 38.24  
3 Nhập khẩu 15,128,581 18,475,740 22.12  
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 3,814,051 5,327,418 39.68  
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 11,314,530 13,148,321 16.21  

 

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore (tính trong tháng 9/2022):

Trong tháng 9/2022, cùng chiều với đà tăng khá tốt trong cán cân kim ngạch XNK hàng hoá giữa Singapore và Việt Nam, kim ngạch XK hàng hoá từ VN sang Singapore tiếp tục tăng cao, khoảng 30,05%. Đáng chú ý, xu hướng tăng này được ghi nhận trong cả 3 quý của năm 2022. Có tới 20/21 nhóm ngành hàng XK chủ lực tăng trưởng dương, một số nhóm ngành hàng tăng trưởng với mức rất cao như nhóm vật liệu xây dựng (muối,  lưu huỳnh, đất và đá, thạc cao, vôi và xi măng) (tăng 959,54%), giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 186,56%), quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (tăng 128,49%), giấy dép các loại (tăng 122,67%), xe cộ thiết bị vận tải ngoại trừ xe chạy trên đường ray (tăng 94,24%)… Đáng lưu ý, 2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch XK đều tăng trưởng cao, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ kiện (228,8 triệu SGD, tăng 18,92%) và lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (103,2 triệu SGD, tăng 75,61%). Có 1/21 nhóm ngành hàng XK tăng trưởng âm là xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (giảm 19,8%). Đáng chú ý đây là tháng ghi nhận sự tăng trở lại của nhóm mặt hàng gạo và ngũ cốc (sau 4 tháng suy giảm liên tiếp).

Bảng 6a: Thống kê kim ngạch những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
sang Singapore trong 9 tháng năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
Stt Mặt hàng T9/2021 T9/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 192,403 228,806 18.92  
2 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 58,777 103,221 75.61  
3 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (HS 70) 87,380 91,152 4.32  
4 Giầy dép các loại (HS 64) 9,833 21,895 122.67  
5 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 26,203 21,014 -19.80  
6 Thủy sản (HS 03) 5,852 10,027 71.34  
7 Quần áo may mặc (HS 61) 6,259 9,823 56.94  
8 Quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (HS 62) 3,644 8,326 128.49  
9 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 2,411 6,909 186.56  
10 Muối; lưu huỳnh; đất & đá; thạch cao, vôi & xi măng (HS 25) 608 6,442 959.54  
11 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 3,992 6,213 55.64  
12 Gạo và ngũ cốc (HS 10) 5,276 6,158 16.72  
13 Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (HS 42) 2,257 4,703 108.37  
14 Các sản phẩm từ sắt thép (HS 73) 2,685 3,925 46.18  
15 Gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (HS 44) 3,128 3,524 12.66  
16 Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan khác (HS 94) 1,689 3,199 89.40  
17 Thuốc nhuộm, sơn, mực màu các loại (HS 32) 2,702 3,182 17.76  
18 Các chế phẩm từ thịt, cá, động vật, giáp xác, thân mềm và thủy sinh khác (HS 16) 1,679 3,095 84.34  
19 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 2,954 3,082 4.33  
20 Xe cộ và các thiết bị vận tải ngoại trừ xe chạy trên đường ray (HS 87) 1,562 3,034 94.24  
21 Dầu thực động vật, chất béo (HS 15) 2,597 2,973 14.48  

 

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:

Tháng 9 cũng chứng kiến sự tăng trưởng lớn từ kim ngạch NK hàng hoá từ Singapore vào Việt Nam (tuy có thấp hơn so với các tháng liền kề). Trong xu hướng này, hàng hóa trung gian qua Singapore nhập vào Việt Nam cũng tăng thấp hơn mức hàng hóa có xuất xứ Singapore xuất khẩu vào Việt Nam. Trong 21 nhóm ngành NK chủ lực, có 4/21 nhóm ngành hàng NK chủ lực suy giảm, đáng chú ý như thuốc lá và nguyên liệu thay thế (giảm 74,93%), rượu và đồ uống (giảm 32,95%), giấy và các sản phẩm từ giấy (giảm 32,36%), hóa chất (giảm 8,86%).… 17/21 nhóm ngành hàng NK chính còn lại tăng trưởng dương, một số tăng trưởng cao như sắt thép (tăng 982,48%), ngọc trai, đá quý, sản phẩm kim hoàn (tăng 338,46%), xăng dầu và sản phẩm dầu mỏ (tăng 369,37%), nước hoa, mỹ phẩm (tăng 109,36%)… đáng chú  ý, 4/4 nhóm ngành hàng NK chiếm tỷ trọng lớn nhất (trị giá trên 100 triệu SGD), đều trăng trưởng dương khá cao, cụ thể: máy móc, điện thoại, thiết bị, linh kiện (1,2 tỷ SGD, tăng 33,22%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng (318,2 triệu SGD, tăng 62,37%); xăng dầu, sản phẩm từ dầu mỏ (241,8 triệu SGD, tăng 369,37%); và nhựa và sản phẩm từ nhựa (tăng 45,68%).

Bảng 6b: Thống kê kim ngạch những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam
từ
Singapore trong tháng 9 năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
Stt Mặt hàng T9/2021 T9/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 911,865 1,214,782 33.22  
2 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 195,966 318,193 62.37  
3 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 51,533 241,879 369.37  
4 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 93,448 136,131 45.68  
5 Nước hoa, mỹ phẩm (HS 33) 35,007 73,290 109.36  
6 Thức ăn và các sản phẩm chế biến (HS 21) 34,362 59,429 72.95  
7 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 33,165 34,947 5.37  
8 Các sản phẩm từ hóa chất (HS 38) 22,289 22,703 1.86  
9 Bưu phẩm (HS 98) 14,783 22,229 50.37  
10 Rượu và đồ uống (HS 22) 32,353 21,692 -32.95  
11 Hóa chất (HS 29) 21,435 19,536 -8.86  
12 Dược phẩm (HS 30) 10,247 19,129 86.68  
13 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 20,277 13,716 -32.36  
14 Phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ & các bộ phận (HS 88) 8,341 11,912 42.81  
15 Sắt thép (HS 72) 1,056 11,431 982.48  
16 Thuốc lá và nguyên liệu thay thế (HS 24) 41,244 10,338 -74.93  
17 Đồng hồ, đồng hồ cá nhân và các bộ phận (HS 91) 6,929 9,090 31.19  
18 Hàng hoá khác (99) 4,218 8,904 111.10  
19 Ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (HS 71) 1,893 8,300 338.46  
20 Thuốc nhuộm, sơn, mực màu các loại (HS 32) 6,902 7,924 14.81  
21 Xe cộ và các thiết bị vận tải ngoại trừ xe chạy trên đường ray (HS 87) 5,355 7,732 44.39  
Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]