- Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore trong năm 2020
Theo số liệu của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore (Enterprise Singapore) 11 tháng đầu năm 2020, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ 97 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch đạt 851,6 triệu SGD giảm 16,15% so với cùng kỳ năm 2019 (1,02 tỷ SGD, giảm 4,83% so với 2018). Tốp những nước xuất khẩu thủy sản vào thị trường Singapore có sự thay đổi khi Malaysia trở thành nhà cung cấp thủy sản số một cho Singapore, Indonesia thứ hai, Na Uy thứ ba, Việt Nam thứ tư và Trung Quốc thứ 5. Tiếp sau là Nhật, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thái Lan, Chi – lê.
Bảng 1: Tốp 10 nước xuất khẩu thủy sản vào thị trường Singapore | |||||
STT | Quốc gia | Kim ngạch 2020 | Tăng giảm so với 2019 | Thị phần tại thị trường Singapore | |
(đơn vị: nghìn USD) | |||||
1 | Malaysia | 121,557 | -4.47% | 14.27% | |
2 | Indonesia | 104,374 | -16.11% | 12.26% | |
3 | Na Uy | 87,988 | -8.38% | 10.33% | |
4 | Việt Nam | 84,788 | -15.28% | 9.96% | |
5 | Trung Quốc | 77,747 | -28.16% | 9.13% | |
6 | Nhật Bản | 60,663 | -18.15% | 7.12% | |
7 | Ấn Độ | 31,682 | -18.94% | 3.72% | |
8 | Tây Ban Nha | 30,940 | -3.57% | 3.63% | |
9 | Thái Lan | 25,701 | -12.50% | 3.02% | |
10 | Chi – lê | 25,321 | -1.88% | 2.97% | |
Thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi quốc gia đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng. Các nước láng giềng của Singapore như Malaysia và Indonesia có thế mạnh về các mặt hàng tôm, cua, cá tươi sống do lợi thế về địa lý, Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi, ướp lạnh. Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore với các sản phẩm cá phi lê đông lạnh, cá chế biến thô (xay, thái lát) và Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm và các loại thủy sản thủy sinh đặc sản.
Ở cả hai mặt hàng hàng chủ lực cá chế biến và cá phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore đều ghi nhận mức giảm trong năm 2020. Trong khi đó mặt hàng tôm và thủy sản giáp xác (HS: 0306) của Việt Nam có mức giảm nhẹ đạt 20,441 triệu USD giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2018. Hầu hết các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam đều ghi nhận mức giảm về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Singapore.
Bảng 1: Số liệu nhập khẩu thủy sản của Singapore 11 tháng đầu năm 2020 theo các nhóm hàng | ||||||
Tổng Kim ngạch nhập khẩu của Singapore
(đơn vị: nghìn USD) |
Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ | Tổng lượng nhập khẩu từ Việt Nam
(đơn vị: nghìn USD) |
Tăng/giảm lượng so với cùng kỳ | Thị phần của Việt Nam tại thị trường | Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất | |
Cá tươi
(HS: 0301) |
27,328 | -35.28% | 3,450 | -41.31% | 0.41% | Malaysia |
Cá tươi, ướp lạnh (HS: 0302) | 172,763 | 0.37% | 756 | -46.38% | 0.09% | Na Uy |
Cá đông lạnh (HS: 0303) | 158,881 | -17.95% | 3,540 | 24.12% | 0.42% | Tây Ban Nha |
Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh
(HS: 0304) |
172,763 | 0.37% | 47,982 | 0.22% | 5.63% | Việt Nam |
Cá chế biến
(HS: 0305) |
51,565 | -23.83% | 12,303 | -2.11% | 1.44% | Việt Nam |
Tôm, cua, thủy sản giáp xác
(HS: 0306) |
193,123 | -21.13% | 12,888 | -49.72% | 1.51% | Malaysia |
Thủy sản thân mềm (HS: 0307) | 82,096 | -26.06% | 3,851 | 0.63% | 0.45% | Trung Quốc |
Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… HS: 0308) | 25,824 | -18.33% | 17 | -48.48% | 0.00% | Nhật Bản |
Tổng các mặt hàng thủy sản | 851,597
|
-16.15%
|
84,788
|
-15.28%
|
9.96%
|
Malaysia |
Đối với Việt Nam, tổng giá trị thủy sản mà Singapore nhập khẩu từ Việt Nam 11 tháng năm 2020 đạt 84,8 triệu USD giảm 15,28% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, trong đó thủy sản Việt Nam vẫn chiếm ưu thế ở mặt hàng như cá phi lê và cá chế biến (HS 0304 & HS 0305). Về thị phần, Việt Nam cũng có sự sụt giảm nhẹ. Sự sụt giảm về kim ngạch và thị phần này là do Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan đang nổi lên là các đối tác cung cấp thủy sản mới, với nhiều sản phẩm tương đồng với Việt Nam và cạnh tranh về giá.
- Tình hình thị trường thủy sản Singapore
Đầu năm 2020, Malaysia – quốc gia cung cấp thủy sản lớn nhất của Singapore đã ra tuyên bố sẽ cắt giảm xuất khẩu tới Singapore đối với một số mặt hàng cá đánh bắt và tôm trong những hai thời điểm lễ hội của năm là tháng 1-2 và tháng 5-6. Để tránh việc thiếu nguồn cung gây đến giá cả trên thị trường bất ổn, nhất là trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung do cảnh hưởng bởi covid-19, Cơ quan quản lý thực phẩm của Singapore đã ngay lập tức đưa ra những biện pháp như tìm kiếm các mặt hàng thay thế và tăng cường nhập khẩu từ các đối tác khác như Thái Lan, Ấn Độ, Ả rập Saudi. Theo thông tin của lãnh đạo Hiệp hội thủy sản Singapore, giá mặt hàng tôm sú và tôm thẻ chân trắng của Việt Nam ngày càng đắt so với nhập khẩu từ các thị trường khác, kể cả từ những thị trường ít nổi tiếng về tôm và có khoảng cách địa lý tương đối xa như Arab Saudi.
Đối với tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng thủy sản tại Singapore, Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore SFA, trước tình hình Covid, ngày càng tăng cường kiểm tra và lấy mẫu đối với những lô hàng thủy sản nhập khẩu, nhất là thủy sản đông lạnh. Đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam, tuy không có vụ việc nào liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nhiễm Covid được thông báo cho Thương vụ từ phía SFA nhưng theo phản ánh của Hiệp hội thủy sản Singapore thì các sản phẩm cá và tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore vẫn có chất lượng không ổn định và giá cả ngày càng kém cạnh tranh so với Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore suy giảm trong năm 2020.
- Công tác xúc tiến các mặt hàng thủy sản của Thương vụ
Trong năm 2020 mặc dù không triển khai được kế hoạch đưa Đoàn xúc tiến và kết nối giao thương mặt hàng thủy sản về Việt Nam dự Hội chợ Vietfish, Thương vụ Việt Nam tại Singapore vẫn làm việc chặt chẽ với các thành viên của Hiệp hội thủy sản Singapore để kết nối cung cầu đối với các mặt hàng mới: cá khô, mực khô, cá lóc cắt lát, và các sản phẩm thủy sản chế biến như há cảo tôm, bánh cuốn tôm… Thương vụ cũng tổ chức nhiều sự kiện kết nối trực tuyến và tổ chức nhiều buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh Ninh Thuân, Bình Thuận, An Giang, Thanh Hóa… nhằm tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm cơ hội hợp tác đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Trong năm 2021, nếu tình hình Covid diễn biến tốt hơn và các đường bay mở cửa trở lại với các điều kiện cách ly hợp lý, Hiệp hội thủy sản Singapore rất quan tâm phối hợp với Thương vụ để triển khai hoạt động tìm kiếm nguồn cung vào Việt Nam đối với các mặt hàng thủy sản cao cấp như: tôm càng xanh, tôm nũ ni, tôm hùm, cá mú và các sản phẩm thủy hải sản khô, thủy hải sản đóng hộp (nhất là cua bóc vỏ, ghẹ bóc vỏ); và các sản phẩm thủy hải sản chế biến (nem hải sản, há cảo tôm…). Bên cạnh đó, Thương vụ dự kiến tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến theo hướng số hóa như: Kết nối giao hoạt động giao thương qua giao diện điện tử; Thát triển trang Việt Nam trên nền tảng giao thương trực tuyến dành cho các nhà nhập khẩu Global Connect B2B của Singapore; hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia các hình thức đấu giá trực tuyến tại Sàn giao dịch SATS-APC… Các hoạt động phối hợp với các địa phương theo lĩnh vực mặt hàng cũng sẽ đặc biệt được chú trọng.