TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI SINGAPORE 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

563997
  1. Đặc điểm thị trường và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng gạo tại địa bàn Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore đạt hơn 336,4 triệu SGD tăng 6,88% so với cùng kỳ năm 2023.

Bảng 1: Tổng kim ngạch NK gạo của Singapore từ thế giới 9 tháng đầu năm 2024

(nghìn SGD)

 Sản phẩm 9T/2022 9T/2023 9T/2024 2023 tăng/giảm
cùng kỳ 2022
2024 tăng/giảm
cùng kỳ 2023
Thị phần của từng loại gạo
Gạo (HS1006) 241,590 314,767 336,435 30.29% 6.88%  
Gạo lứt Hom ma li (HS 10062010) 3,831 3,290 3,755 -14.12% 14.13% 1.12%
Gạo lứt thường (HS 10062090) 8,566 7,570 7,673 -11.63% 1.36% 2.28%
Gạo nếp (HS 10063030) 5,528 4,829 16,107 -12.64% 233.55% 4.79%
Gạo trắng hom ma li (HS 10063040) 49,759 54,563 57,345 9.65% 5.10% 17.04%
Gạo đồ – parboiled rice (HS 10063091) 12,528 27,990 60,542 123.42% 116.30% 18.00%
Gạo tẻ trắng (HS 10063099) 146,453 153,070 106,829 4.52% -30.21% 31.75%
Gạo vỡ – broken rice (HS 10064090) 5,380 6,423 7,808 19.39% 21.56% 2.32%
Gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063050) 6,169 20,397 25,022 230.64% 22.67% 7.44%
Gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063070) 3,375 36,634 51,352 985.45% 40.18% 15.26%

Xét về khối lượng, tổng lượng nhập khẩu 9 loại gạo chính (HS10062010, HS10062090, HS10063030, HS10063040, HS10063091, HS10063099 và HS10064090, HS10063050, HS10063070), ước tính đạt khoảng 381.844 tấn, giảm 18,08% so với cùng kỳ năm 2023. Về cơ cấu thị phần của các mặt hàng gạo, gạo tẻ trắng chiếm thị phần lớn nhất (31,75%), tiếp đến là gạo đồ (chiếm 18%), gạo trắng hom ma li (chiếm 17,04%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 15,26%). Các mặt hàng gạo khác chia đều phân khúc còn lại.

Bảng 2: Số liệu nhập khẩu gạo của Singapore 9 tháng đầu năm 2024 theo các nhóm hàng gạo

  Tổng kim ngạch NK từ Thế giới Tăng/giảm của TG so với cùng kỳ Tổng kim ngạch NK từ Việt Nam Tăng/giảm của VN so với cùng kỳ Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất
(đơn vị: Khối lượng/SGD) (đơn vị: Khối lượng/SGD)
Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD Khối lượng SGD
9T/2023 9T/2024 9T/2023 9T/2024 9T/2023 9T/2024 9T/2023 9T/2024
HS 10062010

(Gạo lứt Hommali)

1,971 2,263 3,290 3,755 14.81% 14.13% 0 0 Thái Lan

97.07%

HS 10062090

(Gạo lứt thường)

4,281 4,414 7,570 7,673 3.11% 1.36% 323 212 368 240 -34.37% -34.78% Nhật Bản

75.26%

HS 10063030

(Gạo nếp)

5,102 18,358 4,829 16,107 259.82% 233.55% 2,146 15,285 1,748 12,633 612.26% 622.71% Việt Nam

78.43%

HS 10063040

(Gạo trắng hom ma li)

37,605 41,082 54,563 57,345 9.25% 5.10% 1,302 1,401 1,254 1,495 7.60% 19.22% Thái Lan

97.22%

HS 10063091

(Gạo đồ)

33,312 63,517 27,990 60,542 90.67% 116.30% 19 23 Ấn Độ

99.50%

HS 10063099

(Gạo tẻ trắng)

197,285 110,345 153,070 106,829 -44.07% -30.21% 63,902 51,638 53,598 48,385 -19.19% -9.73% Việt Nam

45.29%

HS 10064090

(Gạo vỡ)

10,412 11,174 6,423 7,808 7.32% 21.56% 1,400 2,825 886 2,112 101.79% 138.37% Thái Lan

58.49%

HS 10063050

(Gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ)

12,260 16,940 20,397 25,022 38.17% 22.67% 0 0     Ấn Độ

97.01%

HS 10063070

(Gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ)

42,011 55,282 36,634 51,352 31.59% 40.18% 28,396 40,172 21,448 34,341 41.47% 60.11% Việt Nam

66.87%

Tổng mặt hàng Gạo (HS1006)

 

381,844 323,375 314,767 336,435 -18.08% 6.88% 194,938 223,085 79,302 99,229 14.44% 25.13% Ấn Độ

30.75%

Theo thống kê ở bảng 1 và bảng 2, thị trường nhập khẩu gạo tại Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng khá tốt cả về số lượng và giá trị nhập khẩu. 8/9 nhóm gạo chính đều tăng trưởng tốt tăng, một số có mức tăng rất cao như: Gạo nếp (tăng 233,55%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (tăng 40,18%), gạo đồ (tăng 116,30%). Nhóm duy nhất cũng là nhóm chiếm thị phần lớn nhất là gạo tẻ trắng chứng kiến sự sụt giảm ở mức 30,21%.

Sau 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sang Singapore với kim ngạch 99,23 triệu SGD, chiếm 29,49% thị phần. Ấn Độ và Thái Lan là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch lần lượt là 103,45 triệu SGD và 102,43 triệu SGD. 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm 90,69% thị phần gạo tại Singapore.

Bảng 3: Top 15 quốc gia là đối tác nhập khẩu gạo chính của Singapore 9 tháng đầu năm 2024
STT Quốc gia Kim ngạch 9 tháng đầu năm 2023 Kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 Tăng/giảm kim ngạch 2024 so với 2023 Thị phần gạo tại Singapore
(đơn vị: nghìn SGD) (đơn vị: nghìn SGD)
1 Ấn Độ 114,222 103,446 -9.43% 30.75%
2 Thái Lan 97,894 102,429 4.63% 30.45%
3 Việt Nam 79,302 99,229 25.13% 29.49%
4 Campuchia 5,706 9,911 73.69% 2.95%
5 Nhật Bản 8,488 9,163 7.95% 2.72%
6 Pakistan 1,265 3,625 186.56% 1.08%
7 Đài Loan 1,870 2,507 34.06% 0.75%
8 Myanmar 1,820 2,042 12.20% 0.61%
9 Mỹ 1,252 1,257 0.40% 0.37%
10 Australia 1,385 1,193 -13.86% 0.35%
11 Trung Quốc 287 629   0.19%
12 Ý 349 345 -1.15% 0.10%
13 CANADA 208 0.06%
14 Bangladesh 625 200 -68.00% 0.06%
15 Tây Ban Nha 54 71 31.48% 0.02%
Tổng kim ngạch NK: 314,767 336,435 6.88%  –

Nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng không còn mạnh như giai đoạn 6 tháng đầu năm.

 

  1. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore 9 tháng đầu năm 2024
Bảng 4: Tổng kim ngạch NK gạo từ Việt Nam của Singapore 9 tháng đầu năm 2024

 (nghìn SGD)

Sản phẩm 9T/2022 9T/2023 9T/2024 2023 tăng/giảm
cùng kỳ 2022
2024 tăng/giảm
cùng kỳ 2023
Thị phần của Việt Nam
Gạo lứt Hom ma li (HS 10062010) 3  
Gạo lứt thường (HS 10062090) 475 368 240 -22.53% -34.78% 3.13%
Gạo nếp (HS 10063030) 2,331 1,748 12,633 -25.01% 622.71% 78.43%
Gạo trắng hom ma li (HS 10063040) 798 1,254 1,495 57.14% 19.22% 2.61%
Gạo đồ – parboiled rice (HS 10063091) 23
Gạo tẻ trắng (HS 10063099) 46,461 53,598 48,385 15.36% -9.73% 45.29%
Gạo vỡ – broken rice (HS 10064090) 1,276 886 2,112 -30.56% 138.37% 27.05%
Gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063050)
Gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (HS 10063070) 2,279 21,448 34,341 841.11% 60.11% 66.87%
Tổng mặt hàng Gạo (HS1006) 53,622 79,302 99,229 47.89% 25.13% 29.49%

Theo thống kê tại bảng 4, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 99,23 triệu SGD, tăng 47,89% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, một số nhóm tiếp tục chứng kiến mức tăng rất mạnh là: gạo nếp (kim ngạch 12,6 triệu SGD, tăng hơn 5 lần), gạo vỡ (kim ngạch 2,1 triệu SGD, tăng 138,37%) và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 34,3 triệu SGD, tăng 60,11%). Tuy nhiên, nhóm gạo chủ lực của Việt Nam tại thị trường Singapore là gạo tẻ trắng lại giảm 9,73%, đạt kim ngạch 48,38 triệu SGD. Ngoài ra, nhóm gạo lứt thường cũng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước (kim ngạch 240 nghìn SGD, giảm 34,78%).

So sánh gạo Việt Nam với gạo của các nước khác tại Singapore:

Hiện Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 45,29%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 66,87%) và gạo nếp (78,43%). Ấn Độ là quốc gia chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường đối với gạo đồ (chiếm 99,5%) và Gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 97,01%). Thái Lan là nước chiếm thị phần lớn nhất đối với các nhóm Gạo lứt homali (97,07%), gạo trắng homali (97,22%), gạo vỡ (58,49%). Với nhóm Gạo lứt thường, Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất (75,26%).

Theo thống kê trên đây, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Về cơ bản, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu ổn định từ mức 300 đến 400 triệu SGD mỗi năm. So với giai đoạn 6 tháng đầu năm, mặc dù duy trì được tốc độ xuất khẩu cao đối với các nhóm gạo nếp và gạo thơm xay xát/tróc vỏ, tuy nhiên, sự sụt giảm kim ngạch của nhóm chủ lực là gạo tẻ trắng (giảm 9,73%) khiến tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng của Việt Nam sang Singapore sụt giảm đáng kể. Việt Nam đã tụt xuống vị trí đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 của Singapore, sau Ấn Độ và Thái Lan.

Ngày 28/9/2024 Ấn Độ (đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam đối với mặt hàng gạo tẻ trắng) đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo, khiến áp lực cạnh tranh trở nên gay gắt hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Về mặt xúc tiến thương mại, việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường vẫn còn khá ít, dường như chưa có hoạt động xúc tiến quy mô lớn của các doanh nghiệp. Hiện nay chủ yếu là các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày hàng hóa sản phẩm gạo Việt Nam do Thương vụ Việt Nam tại Singapore triển khai. Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ rất quan tâm đầu tư quảng bá hình ảnh sản phẩm và có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa sản phẩm gạo của họ.

Do chưa chú trọng đầu tư vào các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm quy mô rộng, các nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối ở Singapore không muốn sử dụng thương hiệu sản phẩm của Việt Nam, chủ yếu là nhập gạo Việt Nam đóng gói với mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường. Các sản phẩm gạo thương hiệu Việt Nam hầu như chỉ tiêu thụ trong hệ thống các cửa hàng tiện ích nhỏ, hoặc các đại lý bán hàng online do người Việt Nam làm chủ.

Sau 2 Quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần phải cố gắng nhiều hơn nữa tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo, do thị trường gạo Singapore có sự điều hành khá sát sao của Chính phủ Singapore, thể hiện ở việc Chính phủ Singapore xét duyệt và cấp phép nhập khẩu cũng như trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường. Vì vậy, việc ký kết thỏa thuận và cam kết ở cấp chính phủ 2 nước về việc cung cấp gạo có thể sẽ góp phần ổn định kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore. Sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường Singapore mà còn được các doanh nghiệp Singapore xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý vai trò quan trọng của địa bàn trung chuyển của Singapore, chứ không chỉ là địa bàn gần 6 triệu dân của quốc đảo. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ chung sức của các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp gạo Việt Nam.

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]