Tình hình xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2022

215392
  1. Tình hình XNK của Singapore tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2022:

1.1 Tổng quan:

Trong tháng 11/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt hơn 105,03 tỷ SGD, giảm 2,2%, trong đó xuất khẩu (XK) đạt gần 54,33 tỷ SGD, giảm 4,2% và nhập khẩu (NK) gần 50,69 tỷ SGD, tăng 0,04% so với tháng 11/2021.

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 24,9 tỷ SGD (giảm 5,67%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt gần 29,36 tỷ SGD (giảm 2,92%), chiếm lần lượt 45,97% và 54,03% tổng kim ngạch XK của Singapore.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong tháng 11 năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
  Hạng mục T11/2021 T11/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 107,395,039 105,033,084 -2.20
2 Xuất khẩu 56,720,130 54,337,151 -4.20
3 Nhập khẩu 50,674,908 50,695,933 0.04
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 26,480,888 24,979,466 -5.67
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 30,239,242 29,357,685 -2.92

Tính cộng dồn lũy tiến 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 1.261,2 tỷ SGD, tăng 20,53%, trong đó XK gần 655,64 tỷ SGD (tăng 18,15%) và NK gần 605,7 tỷ SGD (tăng 25,92%).

Mặc dù, tính chung cả 11 tháng của năm 2022, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới vẫn tăng trưởng tương đối tốt so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, nếu tính riêng tháng 11 thì kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước cũng như so với tháng 10/2022. Điều này cho thấy, các nhân tố như tình trạng lạm phát và nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn, căng thẳng địa chính trị và xung đột tại Ukraine, đối đầu Mỹ – Nga, Mỹ – Trung Quốc đã tác động rõ rệt đến kinh tế thế giới và kinh tế khu vực, trong đó có Singapore.

Bảng 2: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong 11 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
  Hạng mục 11T/2021 11T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 1,046,399,880 1,261,261,265 20.53
2 Xuất khẩu 554,867,300 655,559,975 18.15
3 Nhập khẩu 491,532,580 605,701,289 23.23
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 252,900,307 305,273,182 20.71
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 301,966,993 350,286,794 16.00

Đáng chú ý hàng nội địa sản xuất tại Singapore tiếp tục duy trì mức tăng cao hơn hàng tạm nhập tái xuất trong kim ngạch XK của nước này (trong 11 tháng đầu năm 2022, hàng hoá xuất xứ Singapore tăng 20,71%, cao hơn so với mức tăng 16% của hàng tạm nhập tái xuất).

1.2 Với 15 đối tác thương mại lớn (xét trong 11 tháng đầu năm 2022):

Bảng 3: Thống kê thương mại hai chiều của Singapore với 15 đối tác lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 11T/2021 11T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Trung Quốc 147,160,321 161,033,932 9.43  
2 Malaysia 116,722,720 141,844,646 21.52  
3 Mỹ 95,864,611 122,820,170 28.12  
4 Đài Loan 90,020,001 106,017,871 17.77  
5 Hong Kong 77,025,168 76,480,642 -0.71  
6 Indonesia 53,151,094 70,585,202 32.80  
7 Hàn Quốc 50,361,027 64,955,187 28.98  
8 Nhật Bản 48,645,474 60,635,048 24.65  
9 Thái Lan 30,692,860 39,279,387 27.98  
10 Australia 24,823,016 31,693,671 27.68  
11 Việt Nam 24,102,541 28,781,350 19.41  
12 Ấn Độ 24,147,363 28,288,797 17.15  
13 United Arab Emirates 19,546,025 27,994,584 43.22  
14 Phillipines 20,915,133 24,784,528 18.50  
15 Đức 21,108,700 22,971,457 8.82  

Trong 11 tháng đầu năm 2022 (so với cùng kỳ 2021), kim ngạch XNK giữa Singapore với 14/15 đối tác lớn nhất (chiếm khoảng 79,93% tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới) tăng trưởng dương, hầu hết ở mức 2 con số, một số đối tác duy trì mức tăng kim ngạch tương đối tốt như United Arab Emirates (tăng 43,22%), Indonesia (tăng 32,8%), Hàn Quốc (tăng 28,98%), Mỹ (tăng 28,12%), Thái Lan (tăng 27,98%), Australia (tăng 27,68%), Nhật Bản (tăng 24,65%), Malaysia (tăng 21,52%)… Trung Quốc, Malaysia và Mỹ là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại đều trên 100 tỷ SGD, lần lượt là: 161 tỷ SGD, 141 tỷ SGD và 122 tỷ SGD. Về vị trí địa lý, các đối tác thương mại lớn nhất của Singapore phân bổ đều trên khắp các châu lục, trọng tâm nhiều ở khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc), Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines), châu Mỹ (Mỹ), châu Âu (Đức), Nam Á (Ấn Độ), Trung Đông (United Arab Emirates – UAE).

Trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 28,78 tỷ SGD, tăng 19,41 %.

Về nhập khẩu: Trong 11 tháng đầu năm 2022, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore vẫn là Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, United Arab Emirates, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ… Việt Nam hiện nằm trong nhóm 20 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore (đứng thứ 19/20). Mức tăng trưởng nhập khẩu của Singapore với nhóm 20 đối tác lớn này khá cao, 20/20 thị trường tăng trưởng dương với nhiều đối tác có mức tăng rất cao như Brazil (tăng 83,23%), Saudi Arabia (tăng 62,43%), Hàn Quốc (tăng 47,99%), Thái Lan (tăng 44,22%), United Arab Emirates (tăng 39,4%),… Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong 10 tháng đầu năm, với kim ngạch 79,19 tỷ SGD, tăng 21,02%. Tiếp theo sau là Malaysia (thứ 2) và Đài Loan (thứ 3), với kim ngạch lần lượt là 75,88 tỷ SGD (tăng 16,2%) và 73,98 tỷ SGD (tăng 19,95%). Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường có mức tăng nhập khẩu (tức là xuất khẩu vào thị trường Singapore) khá cao, khoảng 31,18%, đạt hơn 7 tỷ SGD.

Bảng 4: Thống kê nhập khẩu của Singapore với 20 đối tác lớn nhất

 trong 11 tháng đầu năm 2022

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
STT Đối tác 11T/2021 11T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 65,437,665 79,193,396 21.02
2 Malaysia 65,404,847 75,879,857 16.02
3 Đài Loan 61,675,753 73,978,014 19.95
4 Mỹ 49,165,168 65,692,516 33.62
5 Hàn Quốc 26,363,510 39,014,621 47.99
6 Nhật Bản 26,468,838 34,216,758 29.27
7 Indonesia 18,470,329 22,958,249 24.30
8 United Arab Emirates 14,656,910 20,431,825 39.40
9 Thái Lan 11,711,541 16,890,361 44.22
10 Pháp 14,014,086 16,143,161 15.19
11 Thụy Sỹ 10,266,872 14,461,282 40.85
12 Đức 12,488,235 12,612,756 1.00
13 Saudi Arabia 7,225,307 11,735,983 62.43
14 Phillipines 9,781,070 10,921,802 11.66
15 Ấn Độ 8,818,851 10,829,384 22.80
18 Australia 9,080,260 10,533,338 16.00
16 Anh 8,411,216 10,039,506 19.36
17 Brazil 5,137,668 9,413,493 83.23
19 Việt Nam 5,341,351 7,006,819 31.18
20 Qatar 6,056,431 6,402,157 5.71

Về xuất khẩu: Trong 11 tháng đầu năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Mỹ, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore. Đáng chú ý, 19/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore tiếp tục giữ mức tăng trưởng dương, đa phần ở mức 2 con số, một số thị trường có mức tăng khá cao như Liberia (tăng 73,56%), United Arab Emirates (tăng 54,69%), Panama (tăng 48,46%), Campuchia (tăng 38,91%), Indonesia (tăng 37,33%), Australia (tăng 34,41%)… Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia tăng lần lượt là 0,14% (81,8 tỷ SGD), -0,7% (72,57 tỷ SGD) và 28,54% (65,96 tỷ SGD).

Bảng 5: Thống kê xuất khẩu của Singapore với 20 đối tác lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 11T/2021 11T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 81,722,657 81,840,535 0.14
2 Hong Kong 73,083,672 72,571,923 -0.70
3 Malaysia 51,317,873 65,964,789 28.54
4 Mỹ 46,699,443 57,127,654 22.33
5 Indonesia 34,680,764 47,626,953 37.33
6 Đài Loan 28,344,247 32,039,857 13.04
7 Nhật Bản 22,176,635 26,418,290 19.13
8 Hàn Quốc 23,997,516 25,940,566 8.10
9 Thái Lan 18,981,319 22,389,026 17.95
10 Việt Nam 18,761,189 21,774,531 16.06
11 Australia 15,742,756 21,160,333 34.41
12 Ấn Độ 15,328,512 17,459,412 13.90
13 Hà Lan 11,978,072 14,133,018 17.99
14 Philippines 11,134,063 13,862,725 24.51
15 Campuchia 7,623,961 10,590,140 38.91
18 Đức 8,620,465 10,358,701 20.16
16 Bỉ 6,794,975 8,086,916 19.01
17 Panama 5,267,951 7,820,546 48.46
19 United Arab Emirates 4,889,114 7,562,760 54.69
20 Liberia 4,048,695 7,026,792 73.56

1.3 Theo ngành hàng (xét trong tháng 11/2022):

Về XK: Trong tháng 11/2022, 7/21 ngành hàng XK chính của Singapore ra thế giới giảm, khiến kim ngạch XK giảm 4,2%. Đáng chú ý, mặc dù 4/5 nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực (kim ngạch trên 2 tỷ SGD) giữ được mức tăng trưởng dương là lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (8,32 tỷ SGD, tăng 2,7%); xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (7,06 tỷ SGD, tăng 1,68%); bưu phẩm (4,12 tỷ SGD, tăng 32,04%); tuy nhiên sự sụt giảm của nhóm có giá trị XK lớn nhất là máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (17,44 tỷ SGD, giảm 17,06%) là nguyên nhân chính của sự sụt giảm chung của kim ngạch XK. Ở nhóm các ngành hàng có tỷ trọng trung bình (dưới 2 tỷ SGD), các nhóm vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt như hàng hóa hỗn hợp (tăng 105,04%), các sản phẩm từ sắt thép (tăng 28,45%), phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ và các bộ phận (tăng 25,85%)… 6/21 nhóm có mức tăng trưởng âm là nhựa và sản phẩm từ nhựa (giảm 21,41%), thức ăn và các sản phẩm chế biến (giảm 14,64%), hóa chất (giảm 12,37%), dược phẩm (giảm 11,55%), cao su và các sản phẩm từ cao su (giảm 7,32%); các sản phẩm từ hóa chất (giảm 1,05%).

Về NK: Trong tháng 11/2022, 13/21 nhóm ngành hàng NK chính của Singapore từ thế giới tiếp tục tăng trưởng dương trong khi 8/21 nhóm ngành còn lại tăng trưởng âm, khiến kim ngạch NK của nước này tăng không đáng kể (tăng 0,04%). Đáng chú ý, 3/5 nhóm ngành hàng NK chủ lực của Singapore (kim ngạch trên 1 tỷ SGD) tăng trưởng âm, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (16,17 tỷ SGD, giảm 3,52%); ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (2 tỷ SGD, giảm 12,41%); máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (1,62 tỷ SGD, giảm 10,57%). 2/5 nhóm ngành chủ lực vẫn giữ được mức tăng trưởng dương là lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (7,64 tỷ SGD, tăng 4,2%); xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (11,1 tỷ SGD, tăng 0,45%). Một số nhóm ngành hàng NK khác có tỷ trọng trung bình (dưới 1 tỷ SGD) song tăng trưởng tốt như quần áo, may mặc không thuộc hàng dệt kim (tăng 66,82%), phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ và các bộ phận (tăng 41,81%), da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (tăng 32,07%); rượu và đồ uống (tăng 25,05%). 5/21 nhóm ngành hàng NK tỷ trọng trung bình tăng trưởng âm là bưu phẩm (giảm 18,87%), các sản phẩm từ hóa chất (11,12%), dầu thực động vật và chất béo  (giảm 7,18%), nhựa và các sản phẩm từ nhựa (giảm 6,03%), hoá chất vô cơ, hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ của kim loại hiếm, kim loại quý, nguyên tố phóng xạ hoặc chất phóng xạ (giảm 3,56%).

  1. Phân tích cán cân XNK Việt Nam – Singapore:

Về tổng quan, trong tháng 11, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt 2,06 tỷ SGD, giảm 15,97% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó XK từ Việt Nam sang Singapore đạt 488,96 triệu SGD, giảm 6,34% và NK từ Singapore vào Việt Nam khoảng 1,57 tỷ SGD, giảm 18,58%. So với tháng liền kề trước, tất cả các chỉ tiêu kim ngạch tiếp tục giảm, cụ thể: tổng kim ngạch XNK giảm 8,69%, kim ngạch NK giảm 9,38%, kim ngạch XK giảm 6,41%.

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore đạt 623,11 triệu SGD, tăng 29,75% và hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam đạt 946,95 triệu SGD (chiếm 60%), giảm 34,6%.

Mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK ước gần 1,08 tỷ SGD song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam chỉ nhập siêu khoảng 134 triệu SGD.

Bảng 6: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 1
1 năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục T11/2021 T11/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Xuất nhập khẩu 2,450,322 2,059,020 -15.97  
2 Xuất khẩu 522,067 488,956 -6.34  
3 Nhập khẩu 1,928,255 1,570,064 -18.58  
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 480,232 623,114 29.75  
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 1,448,022 946,950 -34.60  

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 28,78 tỷ SGD, tăng 19,41% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó XK đạt hơn 7 tỷ SGD, tăng 31,18% và NK khoảng gần 21,8 tỷ SGD, tăng 16,06%.

Xét về xuất xứ hàng hóa, thì hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm tới 69,85% tổng kim ngạch hàng XK từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 15,21 tỷ SGD. Giá trị này lớn hơn cả mức thâm hụt thương mại giữa 2 nước trong 11 tháng của năm 2022 (14,77 tỷ SGD). Trong khi đó, cán cân thương mại của hàng hóa có xuất xứ từ Singapore với Việt Nam giữ ở mức tương đối cân bằng, thậm chí Việt Nam đang xuất siêu khoảng 442,4 triệu SGD.

Bảng 7: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong 1
1 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục 11T/2021 11T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Xuất nhập khẩu 24,102,541 28,781,350 19.41  
2 Xuất khẩu 5,341,351 7,006,819 31.18  
3 Nhập khẩu 18,761,189 21,774,531 16.06  
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 4,700,708 6,564,377 39.65  
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 14,060,481 15,210,154 8.18  

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore (tính trong tháng 11/2022):

Trong tháng 11/2022, 13/21 nhóm ngành hàng XK chính tiếp tục tăng trưởng, một số nhóm ngành hàng tăng trưởng với mức rất cao như nhóm vật liệu xây dựng (muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi và xi măng) (tăng 486,58%); giầy dép các loại (tăng 180%); quần áo may mặc (tăng 146,6%), quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (tăng 112,69%)…Trong đó, nhóm ngành giầy dép, quần áo may mặc cùng nhóm lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (99,2 triệu SGD, tăng 63,11%) là 3/5 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch XK. 8/21 nhóm ngành còn XK chính còn lại tăng trưởng âm, trong đó một số có mức giảm mạnh như nhóm thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm 79,52%), xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (giảm 32,08%), máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (giảm 22,98%). Đáng chú ý, nhóm ngành có kim ngạch XK lớn nhất là máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại có sự sụt giảm khá mạnh (chỉ đạt 181,3 triệu SGD, giảm 12,1%).

Bảng 7a: Thống kê kim ngạch những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore trong tháng 11 năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
Stt Mặt hàng T11/2021 T11/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 206,268 181,301 -12.10  
2 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 60,834 99,224 63.11  
3 Giầy dép các loại (HS 64) 10,320 28,896 180.00  
4 Quần áo may mặc (HS 61) 8,446 20,828 146.60  
5 Quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (HS 62) 7,965 16,941 112.69  
6 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (HS 70) 77,773 15,928 -79.52  
7 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 21,323 14,482 -32.08  
8 Thủy sản (HS 03) 9,100 10,237 12.49  
9 Muối; lưu huỳnh; đất & đá; thạch cao, vôi & xi măng (HS 25) 1,714 10,054 486.58  
10 Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan khác (HS 94) 4,654 7,560 62.44  
11 Gạo và ngũ cốc (HS 10) 6,804 6,788 -0.24  
12 Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (HS 42) 3,507 6,190 76.50  
13 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 6,424 4,948 -22.98  
14 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 4,904 4,912 0.16  
15 Các sản phẩm từ sắt thép (HS 73) 2,490 4,208 69.00  
16 Các chế phẩm từ thịt, cá, động vật, giáp xác, thân mềm và thủy sinh khác (HS 16) 3,842 3,756 -2.24  
17 Gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (HS 44) 3,823 3,511 -8.16  
18 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 3,778 3,175 -15.96  
19 Hạt và vỏ trái cây ăn được (HS 08) 2,538 3,097 22.03  
20 Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (HS 24) 2,642 2,935 11.09  
21 Rễ, rau, củ các loại (HS 07) 2,707 2,822 4.25  

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:

Tháng 11 mặc dù kim ngạch NK hàng hoá từ Singapore vào Việt Nam tăng trưởng âm và thấp hơn so với tháng liền kề nhưng hàng hóa có xuất xứ Singapore xuất khẩu vào Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng tốt (tăng 29,75%), trong khi hàng hóa trung gian qua Singapore nhập vào Việt Nam giảm tương đối mạnh (giảm 34,6%). Có 8/21 nhóm ngành hàng NK suy giảm, trong đó đáng chú ý là nhóm có kim ngạch NK cao nhất là máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại có mức giảm rất lớn (chỉ đạt giảm 497,6 triệu SGD  tương ứng mức giảm 50.39%), một loạt nhóm ngành khác cũng có mức giảm mạnh như: hóa chất hữu cơ (giảm 55,07%), thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (giảm 52,3%), nhựa và các sản phẩm từ nhựa (giảm 43,87%), rượu và đồ uống (giảm 42,56%), giấy và các sản phẩm từ giấy (giảm 30,45%)… 13/21 nhóm ngành hàng NK chính còn lại tăng trưởng dương, một số tăng trưởng cao như hàng hóa hỗn hợp (tăng 281,18%), xăng dầu và sản phẩm dầu mỏ (tăng 178,31%), đồng và các sản phẩm từ đồng (tăng 148,26%), dược phẩm (tăng 134,41%), nhôm và sản phẩm từ nhôm (tăng 133,3%), ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (tăng 114,88%), sắt thép (tăng 82,91%) …

Đáng chú ý, trong 3 nhóm ngành hàng NK chiếm tỷ trọng lớn nhất (trị giá trên 100 triệu SGD), ngoài nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng trưởng âm thì 2 nhóm còn lại vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng dương khá tốt cụ thể: xăng dầu, sản phẩm từ dầu mỏ (315,16 triệu SGD, tăng 178,31%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng (187,26 triệu SGD, tăng 8,9%).

Bảng 7b: Thống kê kim ngạch những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Singapore trong tháng 11 năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
TT Mặt hàng T11/2021 T11/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 1,002,969 497,580 -50.39  
2 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 113,239 315,161 178.31  
3 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 171,966 187,264 8.90  
4 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 144,031 80,845 -43.87  
5 Nước hoa, mỹ phẩm (HS 33) 47,854 63,960 33.66  
6 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 35,303 41,283 16.94  
7 Rượu và đồ uống (HS 22) 60,046 34,493 -42.56  
8 Thức ăn và các sản phẩm chế biến (HS 21) 35,185 27,739 -21.16  
9 Các sản phẩm từ hóa chất (HS 38) 29,622 23,850 -19.49  
10 Bưu phẩm (HS 98) 16,353 23,582 44.21  
11 Sắt thép (HS 72) 12,864 23,529 82.91  
12 Hóa chất hữu cơ (HS 29) 48,460 21,771 -55.07  
13 Dược phẩm (HS 30) 9,239 21,657 134.41  
14 Hàng hoá khác (99) 5,064 19,303 281.18  
15 Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (HS 24) 40,143 19,150 -52.30  
16 Phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ & các bộ phận (HS 88) 15,324 16,546 7.97  
17 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 18,552 12,903 -30.45  
18 Đồng hồ, đồng hồ cá nhân và các bộ phận (HS 91) 8,941 12,368 38.33  
19 Nhôm và sản phẩm từ nhôm (HS 76) 3,787 8,835 133.30  
20 Ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (HS 71) 3,979 8,550 114.88  
21 Đồng và sản phẩm từ đồng (HS 74) 3,021 7,500 148.26  
  1. Phân tích, đánh giá:

Tháng 11 năm 2022 bắt đầu thấy rõ sự giảm tốc của cán cân thương mại giữa Singapore và thế giới. Mặc dù, tính chung 11 tháng của năm 2022, kim ngạch thương mại của Singapore với thế giới vẫn tăng trưởng khá tốt nhưng cán cân XK và NK của tháng 11 đều tăng trưởng âm. Xu hướng này trái ngược so với cùng kỳ các năm trước, kể cả trong điều kiện mới dịch bệnh (Tháng 11 năm 2020: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 3.64%, xuất khẩu tăng 17.57%, nhập khẩu tăng 0.09%; tháng 11 năm 2021: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 24.41%, xuất khẩu tăng 15.33%, nhập khẩu tăng 27.12%). Điều này cho thấy các nhân tố bất ổn của kinh tế, chính trị thế giới như tình trạng lạm phát cao, sự giảm tốc của nhiều nền kinh tế lớn, xung đột tại Ucraina… đã tác động tiêu cực rõ rệt đối với thương mại toàn cầu, trong đó Singapore – nơi được coi là hub thương mại của khu vực và thế giới. Theo dự báo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), tình trạng này sẽ tiếp tục trong những tháng còn lại của năm 2022 và cả năm 2023, khiến GDP của nước này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng từ 0,5 đến 2,5% trong năm 2023.

Nằm trong xu thế giảm tốc của tăng trưởng thương mại giữa Singapore với thế giới, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 11 đã sụt giảm khá mạnh. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước trong 11 tháng của năm 2022 vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương tương đối tốt, trong đó đáng chú ý XK sang Singapore trong 11 tháng vẫn tăng cao. So với các đối tác thương mại lớn khác, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Singapore ở mức trung bình. Nhìn chung, thâm hụt thương mại giữa Singapore và Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao, trung bình khoảng hơn 1 tỷ SGD mỗi tháng, chủ yếu là hàng hóa tái xuất từ nước thứ 3 vào Việt Nam. Song nếu chỉ tính cán cân nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Singapore trong 11 tháng đầu năm thì Việt Nam vẫn xuất siêu khoảng hơn 442 triệu SGD.

Số liệu thống kê cho thấy, 11 tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore và thế giới (1.261,3 triệu SGD) đã vượt mức của cả năm 2021 (gần 1.160SGD); tổng kim ngạch hai chiều của Singapore và Việt Nam (28,78 tỷ SGD) cũng vượt kim ngạch cả năm 2021 (gần 27 tỷ SGD). Tuy nhiên với mức tăng bắt đầu chậm lại vào các tháng cuối năm 2022, dự báo tổng kim ngạch cả năm sẽ chỉ đạt tăng trưởng khoảng 10-15%.

VTO

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]