Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2022

16880

1.1 Theo số liệu của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 9 tháng đầu năm 2022 Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 918,1 triệu SGD, tăng 21,61% so với cùng kỳ năm 2021 (754,9 triệu SGD), cao gần gấp đôi mức tăng của 9T/2021 so với 9T/2020 (11,59%). Chiều hướng tăng mạnh trong NK thủy sản trong các năm 2020, 2021 và 2022 cho thấy cầu tiêu dùng thủy sản của Singapore đang dần hồi phục trở lại ngưỡng trước đại dịch.

Không chỉ tăng về tổng thể mặt hàng thủy sản nói chung, trong 9 tháng đầu năm 2022, 08 nhóm mặt hàng thủy sản chính đều có kim ngạch NK tăng trưởng dương, hầu hết ở 2 con số, một số mã ngành hàng tăng trưởng cao (HS0303, tăng 31,64%; HS0304, tăng 29,44%; HS0307, tăng 26,85%…). Mức tăng của 9T/2022 so với 9T/2021 cao hơn rất nhiều so với mức tăng của 9T/2021 so với 9T/2020 ở hầu hết các nhóm mặt hàng thủy sản.

Phân khúc thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm: tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), chiếm 24,41% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là cá đông lạnh (HS0303), chiếm 18,63%; cá tươi, ướp lạnh (HS0302), chiếm 17,85%; cá phi lê, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS0304), chiếm 15,42%… Các nhóm mặt hàng như cá tươi, cá chế biến và thủy sản thân mềm chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 3,26%, 6,22% và 2,82%.

Bảng 1: Tổng kim ngạch NK thuỷ sản của Singapore với thế giới

9 tháng đầu năm 2022
                                                                                                                      (đơn vị: ngàn SGD)

Sản phẩm 9T2020 9T2021 9T2022 9T2021 tăng/giảm
9T2020
9T2022 tăng/giảm
9T2021
Thị phần các loại thủy sản

 

Thuỷ sản (HS03) 676,532 754,934 918,062 11.59% 21.61%  
Cá tươi (HS 0301) 21,622 26,952 29,885 24.65% 10.88% 3.26%
Cá tươi, ướp lạnh  (HS 0302) 141,112 152,482 163,832 8.06% 7.44% 17.85%
Cá  đông lạnh  (HS 0303) 124,611 129,951 171,066 4.29% 31.64% 18.63%
Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh  (HS 0304) 112,023 109,374 141,574 -2.36% 29.44% 15.42%
Cá chế biến  (HS 0305) 40,866 45,604 57,128 11.59% 25.27% 6.22%
Tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS 0306) 152,771 184,160 224,086 20.55% 21.68% 24.41%
Thủy sản thân mềm  (HS 0307) 62,596 82,339 104,443 31.54% 26.85% 11.38%
Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… ) (HS 0308) 20,093 23,705 25,844 17.98% 9.02% 2.82%

 

1.2 Tốp 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore không có nhiều thay đổi so với 6 tháng đầu năm 2022: Malaysia tiếp tục là nhà cung cấp thủy sản số một cho Singapore, Na Uy thứ 2, Trung Quốc thứ 3, Nhật Bản thứ 4, Indonesia thứ 5 và Việt Nam thứ 6. Tiếp sau là Chi Lê, Ấn Độ, Tây Ban Nha, và Australia.

Bảng 2: Tốp 10 nước xuất khẩu thủy sản vào thị trường Singapore
TT Quốc gia Kim ngạch

9T2021

Kim ngạch 9T2022 Tăng giảm so với 9T2021 Thị phần tại thị trường Singapore 9T2022
(đơn vị: nghìn USD) (đơn vị: nghìn USD)
1 Malaysia 117,485 117,311 -0.15% 12.78%
2 Na Uy 79,642 108,178 35.83% 11.78%
3 Trung Quốc 78,086 97,007 24.23% 10.57%
4 Nhật Bản 68,963 91,145 32.17% 9.93%
5 Indonesia 79,051 88,253 11.64% 9.61%
6 Việt Nam 68,357 84,957 24.28% 9.25%
7 Chi lê 15,290 38,839 154.02% 4.23%
8 Ấn Độ 31,924 28,680 -10.16% 3.12%
9 Tây Ban Nha 20,142 27,820 38.12% 3.03%
10 Australia 22,924 19,580 -14.59% 2.13%
11 Namibia 11,056 16,296 47.40% 1.78%
12 Thái Lan 16,761 16,031 -4.36% 1.75%
13 Hàn Quốc 12,482 13,499 8.15% 1.47%
14 Canada 8,162 13,172 61.38% 1.43%
15 Ecuador 10,044 12,727 26.71% 1.39%
 Tổng kim ngạch NK: 754,934 918,062 21.61%  

Theo thống kê ở bảng 2, thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi quốc gia đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng, trong đó 6 quốc gia có thị phần lớn nhất từ 9% – 13%.

Về tổng thể, Malaysia, Na Uy và Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất, lần lượt là 12,78%, 11,78% và 10,57%. Tiếp theo đến Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 9,93%, 9,61% và 9,25%.

Tuy nhiên, thế mạnh thủy sản của quốc gia xuất khẩu hàng đầu vào Singapore lại không giống nhau. Mỗi quốc gia có thế mạnh riêng và chi phối từng phân khúc khác nhau.

Số liệu ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy, các nước láng giềng của Singapore (gồm Malaysia và Indonesia) có thế mạnh về các mặt hàng tôm, cua, cá tươi sống do lợi thế về địa lý, trong đó thị phần của Malaysia ở 2 phân khúc này lần lượt là 34,85% và 21,27%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi, ướp lạnh. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh, cá chế biến thô (xay, thái lát), với thị phần lần lượt là 31,24% và 23,59%. Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 33,01% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh đặc sản (chiếm 42,94% thị phần).

Thị phần còn lại chia đều cho hơn 90 đối tác khác, trong đó có Chi lê, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Australia, Namibia, Thái Lan, Hàn Quốc, Canada, Ecuador…

Trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng thị trường nhập khẩu bằng nhiều chính sách khác nhau. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore ngày càng lớn.

Bảng 3: Số liệu nhập khẩu thủy sản của Singapore 9 tháng đầu năm 2022

từ thế giới và Việt Nam theo các nhóm hàng

  Tổng KNNK của Singapore từ TG 9T2021 Tổng KNNK của Singapore từ TG 9T2022 Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ Tổng KNNK từ Việt Nam 9T2021 Tổng KNNK từ Việt Nam 9T2022 Tăng/giảm so với cùng kỳ Thị phần của Việt Nam tại thị trường Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất
(nghìn USD) (nghìn USD) (nghìn USD) (nghìn USD)
Cá tươi 18,410 20,194 9.69% 2,326 3,239 39.25% 16.04% Malaysia
(HS: 0301)               34.97%
Cá tươi, ướp lạnh 102,766 111,472 8.47% 457 264 -42.23% 0.24% Na Uy
(HS: 0302)               50.24%
Cá  đông lạnh 76,003 115,925 52.53% 1,681 1,730 2.91% 1.49% Tây Ban Nha
(HS: 0303)           14.49%
Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh 74,553 90,094 20.85% 22,205 27,326 23.06% 30.33% Việt Nam
(HS: 0304)               30.33%
Cá chế biến 30,812 36,326 17.90% 7,200 9,358 29.97% 25.76% Việt Nam
(HS: 0305)               25.76%
Tôm, cua, thủy sản giáp xác 125,292 143,717 14.71% 9,938 9,137 -8.06% 6.36% Malaysia
(HS: 0306)               22.10%
Thủy sản thân mềm 55,196 66,989 21.37% 2,539 2,777 9.37% 4.15% Trung Quốc
(HS: 0307)               33.45%
Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… 15,218 16,754 10.09% 23 20 -13.04% 0.12% Nhật Bản
(HS: 0308)               43.36%
Tổng các mặt hàng thủy sản 498,615 601,521 20.64% 46,369 53,852 16.14%   MALAYSIA

1.3 Về mức tăng trưởng của 15 thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu vào Singapore, số liệu ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy, có 4/15 thị trường tăng trưởng âm gồm Australia (giảm 14,59%), Ấn Độ (giảm 10,16%), Thái Lan (giảm 4,36%) và Malaysia (giảm 0,15%); còn lại 11/15 thị trường nhập khẩu hàng đầu tăng trưởng dương, nhiều thị trường NK có mức tăng rất cao như Chi lê (tăng 154,02%), Canada (tăng 61,38%), Namibia (tăng 47,4%), Tây Ban Nha (tăng 38,12%), Na Uy (tăng 35,83%), Nhật Bản (tăng 32,17%)… Malaysia tuy lấy lại vị trí dẫn đầu song kim ngạch XK sang Singapore lại suy giảm nhẹ (-0,15%).

  1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2022

Mặc dù Singapore theo đuổi chính sách đa dạng nguồn cung và đa dạng thị trường nhập khẩu để đảm bảo ổn định trong bối cảnh Covid-19 kéo dài và lạm phát tăng cao song thủy sản Việt Nam vẫn giữ được vị trí quan trọng trên thị trường Singapore, với thị phần khoảng 9,25%, với giá trị xuất khẩu đạt gần 85 triệu SGD trong 9 tháng đầu năm 2022. Kim ngạch XK của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore cũng tăng ở mức tương đối cao, khoảng 24,28%, cùng với đà tăng NK nói chung của nước này. (Xem cụ thể ở bảng 2 và bảng 3)

Về ngắn hạn, nguyên nhân chính khiến cầu NK thủy sản của Singapore 9 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh xuất phát từ chính sách sớm mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy du lịch cộng với sự gián đoạn trong ngắn hạn mặt hàng gia cầm sống từ Malaysia.

Các số liệu thống kê ở bảng 3 và bảng 4 cho thấy, kim ngạch NK thủy sản từ Việt Nam của Singapore trong 9 tháng đầu năm tăng cao ở nhiều nhóm ngành hàng. Các mặt hàng hàng chủ lực (chiếm thị phần trên 10%) như cá phi lê đông lạnh (HS0304), cá chế biến (HS 0305), cá tươi (HS 0301) đều ghi nhận các mức tăng trưởng tương đối cao, lần lượt là 34,13%, 30,28% và 31,59%. Các mặt hàng thủy sản khác như tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), thủy sản thân mềm (HS0307) tuy chiếm thị phần thấp hơn, lần lượt 7,19% và 3,91% cũng đều ghi nhận mức tăng trưởng dương: 7,81% và 5,13%.

Có 3 nhóm mặt hàng thủy sản tăng trưởng âm như thủy sản thủy sinh  (HS0308) (giảm 43,24%), cá tươi, ướp lạnh (HS0302) (giảm 10,56%) và cá đông lạnh (giảm 1%). Đây là kỳ thứ 2 liên tiếp chứng kiến sự suy giảm của mặt hàng cá đông lạnh. Đáng chú ý, mặt hàng thủy sản thủy sinh xuất khẩu vào Singapore có sự sụt giảm đáng kể so với năm liền kề (khoảng 43,24%) trong khi trong năm 2021 mặt hàng này nhập khẩu vào Singapore tăng mạnh.

                         Bảng 4: Tổng kim ngạch NK thuỷ sản từ Việt Nam của Singapore 9 tháng đầu năm 2022
                                                                                                                                    (ngàn SGD)
Sản phẩm 9T2020 9T2021 9T2022 9T2021 tăng/giảm
9T2020
9T2022 tăng/giảm
9T2021
Thuỷ sản (HS03) 70,385 68,357 84,957 -2.88% 24.28%
Cá tươi (HS 0301) 2,931 3,017 3,970 2.93% 31.59%
Cá tươi, ướp lạnh  (HS 0302) 571 644 576 12.78% -10.56%
Cá  đông lạnh  (HS 0303) 3,020 2,510 2,485 -16.89% -1.00%
Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh  (HS 0304) 39,811 32,974 44,229 -17.17% 34.13%
Cá chế biến  (HS 0305) 10,532 10,344 13,476 -1.79% 30.28%
Tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS 0306) 10,575 14,951 16,119 41.38% 7.81%
Thủy sản thân mềm  (HS 0307) 2,930 3,881 4,080 32.46% 5.13%
Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… ) (HS 0308) 14 37 21 164.29% -43.24%

 

 

Các số liệu thống kê thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Singapore, các sản phẩm chủ lực không những ổn định bền vững mà còn có triển vọng tiếp tục mở rộng thị phần và gia tăng giá trị xuất khẩu trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, mặc dù hiện nay chưa có vụ việc nào liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được thông báo cho Thương vụ từ phía SFA song Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Singapore, để có thể cạnh tranh được với Malaysia, Na Uy, Nhật Bản, Trung Quốc…

Gần đây, vấn đề lạm phát tại Singapore đang gia tăng và chưa có dấu hiệu chững lại, làm tăng đáng kể chi phí xuất nhập khẩu và chi phí đầu vào khác cũng là một thách thức không nhỏ cho xuất khẩu thủy sản của các nước vào Singapore trong đó có Việt Nam. Các nước có lợi thế về logistics sẽ tạo được lợi thế hơn so với các nước còn lại trong xuất  khẩu hàng hóa sang thị trường này.

VTO

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]