Tình hình xuất nhập khẩu thị trường Singapore tháng 7 năm 2023

2532

1. Tình hình XNK của Singapore tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023:

1.1 Tổng quan:

Trong tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt hơn 99 tỷ SGD, giảm 20,83% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 52,34 tỷ SGD, giảm 18,37% và nhập khẩu (NK) hơn 46,7 tỷ SGD, giảm 23,42%.

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 22,46 tỷ SGD (giảm 27,54%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt gần 29,89 tỷ SGD (giảm 9,79%), chiếm lần lượt 42,91% và 57,09% tổng kim ngạch XK của Singapore.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong tháng 7 năm 2023
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
 Kim ngạchT7/2022T7/2023Tăng, giảm (%) 
1Xuất nhập khẩu125,154,36599,078,878-20.83 
2Xuất khẩu64,124,99152,344,773-18.37 
3Nhập khẩu61,029,37446,734,105-23.42 
4+ Hàng có xuất xứ từ Singapore30,998,08222,462,033-27.54 
5 + Hàng tái xuất đi nước thứ ba33,126,90929,882,741-9.79 

Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt gần 687,44 tỷ SGD, giảm 14,69 % so với cùng kỳ năm 2022, trong đó XK hơn 364,4 tỷ SGD (giảm 12,9%) và NK hơn 323,02 tỷ SGD (giảm 16,63%).

Bảng 2: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong 7 tháng đầu năm 2023
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
 Kim ngạch7T/20227T/2023Tăng, giảm (%)
1Xuất nhập khẩu805,820,485687,438,077-14.69
2Xuất khẩu418,356,542364,409,130-12.90
3Nhập khẩu387,463,943323,028,946-16.63
4+ Hàng có xuất xứ từ Singapore197,023,285165,183,070-16.16
5 + Hàng tái xuất đi nước thứ ba221,333,257199,226,060-9.99

1.2 Với 15 đối tác thương mại lớn (xét trong 7 tháng đầu năm 2023):

Bảng 3: Thống kê thương mại hai chiều của Singapore với 15 đối tác lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2023
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TTĐối tác7T/20227T/2023Tăng, giảm (%) 
1Trung Quốc100,492,85692,287,717-8.16 
2Mỹ76,421,39474,107,490-3.03 
3Malaysia89,929,82971,934,013-20.01 
4Đài Loan70,157,12250,935,108-27.40 
5Indonesia45,141,50939,578,177-12.32 
6Hong Kong50,801,99637,810,349-25.57 
7Hàn Quốc42,210,89335,835,492-15.10 
8Nhật Bản38,814,50731,630,977-18.51 
9Thái Lan25,462,47823,328,714-8.38 
10Australia20,317,64816,825,304-17.19 
11Việt Nam18,551,21316,804,744-9.41 
12Ấn Độ18,416,95416,168,764-12.21 
13Đức14,259,15714,660,1732.81 
14Pháp12,927,77113,826,2166.95 
15UAE17,938,82512,579,742-29.87 

Trong 7 tháng đầu năm 2023 (so với cùng kỳ 2022), kim ngạch XNK giữa Singapore với 13/15 đối tác lớn nhất (chiếm khoảng 79,76% tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới) tăng trưởng âm, một số đối tác có mức giảm khá lớn như UAE (giảm 29,87%), Hong Kong (giảm 25,57%), Đài Loan (giảm 27,40%)… Trung Quốc, Mỹ và Malaysia tiếp tục là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại xấp xỉ lần lượt là: 92,29 tỷ SGD, 74,1 tỷ SGD và 71,93 tỷ SGD. Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 16,8 tỷ SGD, giảm 9,41%.

Về nhập khẩu: Trong 7 tháng đầu năm 2023, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia… Việt Nam hiện đứng thứ 21 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore. 17/21 đối tác nhập khẩu của Singapore có kim ngạch NK tăng trưởng âm, một số đối tác có mức giảm cao như Philippines (giảm 49,29%), UAE (giảm 38,14%), Đài Loan (giảm 29,32%)… Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch hơn 43,97 tỷ SGD, giảm 8,28%. Tiếp theo sau là Mỹ (thứ 2) và Malaysia (thứ 3), với kim ngạch lần lượt là 38,4 tỷ SGD (giảm 5,27%) và 37,34 tỷ SGD (giảm 21,87%).

Bảng 4: Thống kê nhập khẩu của Singapore với các đối tác lớn nhất  trong 7 tháng đầu năm 2023
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TTĐối tác7T/20227T/2023Tăng, giảm (%)
1Trung Quốc47,940,45743,970,202-8.28
2Mỹ40,545,19938,406,646-5.27
3Malaysia47,791,33737,338,385-21.87
4Đài Loan49,315,42134,855,493-29.32
5Hàn Quốc26,151,39919,205,128-26.56
6Nhật Bản22,126,15016,958,235-23.36
7Indonesia14,771,50712,525,752-15.20
8Pháp9,801,46411,195,54614.22
9Thái Lan11,361,0319,069,778-20.17
10UAE13,639,0608,437,159-38.14
11Đức8,066,8498,017,317-0.61
12Anh6,176,3866,793,2619.99
13Thuỵ sỹ8,520,6376,340,969-25.58
14Saudi Arabia7,821,8835,734,979-26.68
15Ấn Độ7,232,9805,513,867-23.77
18Australia6,564,3365,260,109-19.87
16Brazil5,561,1044,773,677-14.16
17ITALY3,836,6494,293,48311.91
19Qatar3,802,4354,237,94011.45
20PHILIPPINES7,968,0464,040,660-49.29
21Việt Nam4,712,2443,705,761-21.36

Về xuất khẩu: Trong 7 tháng đầu năm 2023, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore. 3/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore vẫn giữ mức tăng trưởng dương nhưng ở mức thấp. Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ lần lượt đạt kim ngạch 48,31 tỷ SGD (giảm 8,06%), 35,88 tỷ SGD (giảm 25,17%), và 35,7 tỷ SGD (giảm 0,49%). 

Bảng 5: Thống kê xuất khẩu của Singapore với 20 đối tác lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2023
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TTĐối tác7T/20227T/2023Tăng, giảm (%)
1Trung Quốc52,552,39948,317,515-8.06
2Hong Kong47,943,39835,877,597-25.17
3Mỹ35,876,19535,700,844-0.49
4Malaysia42,138,49334,595,628-17.90
5Indonesia30,370,00327,052,424-10.92
6Hàn Quốc16,059,49316,630,3633.55
7Đài Loan20,841,70116,079,615-22.85
8Nhật Bản16,688,35714,672,742-12.08
9Thái Lan14,101,44714,258,9361.12
10Việt Nam13,838,96913,098,983-5.35
11Australia13,753,31211,565,195-15.91
12Ấn Độ11,183,97410,654,898-4.73
13Philippines8,493,2577,892,121-7.08
14Hà Lan9,008,8076,959,507-22.75
15Đức6,192,3086,642,8567.28
18Bỉ6,021,9894,776,736-20.68
16UAE4,299,7654,142,583-3.66
17Panama4,894,4354,066,449-16.92
19Liberia4,080,4254,066,446-0.34
20Quần đảo Marshall4,202,9783,534,741-15.90

1.3 Theo ngành hàng:

Về XK: Trong tháng 7, tất cả 4 ngành hàng XK chủ lực (kim ngạch trên 3 tỷ SGD) của Singapore ra thế giới đều tăng trưởng âm, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (18,97 tỷ SGD, giảm 7,97%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (8,66 tỷ SGD, giảm 10,44%); xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (6,24 tỷ SGD, giảm 33,58%), bưu phẩm (2,9 tỷ SGD, giảm 3,24%). Chỉ có 5/21 nhóm ngành có mức tăng trưởng dương là: Dược phẩm (tăng 25,06%); Phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ & các bộ phận (tăng 3,72%); Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (tăng 19,07%), Rượu và đồ uống (tăng 19,83%).

Về NK: Trong tháng 7, cả 3 nhóm ngành hàng NK chủ lực đều sụt giảm, cụ thể: Máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (14,99 tỷ SGD, giảm 23,72%), xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (9,16 tỷ SGD, giảm 34,64%), Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (7,5 tỷ SGD, giảm 8,43%). 8/21 nhóm ngành hàng NK có tỷ trọng trung bình (dưới 3 tỷ SGD) tăng trưởng dương, một số nhóm có mức tăng khá tốt như: Đồ chơi, thiết bị trò chơi, thiết bị và dụng cụ thể thao (tăng 73,05%); Dầu thực động vật, chất béo (tăng 46,79%).

2. Phân tích cán cân XNK Việt Nam – Singapore:

Về tổng quan, trong tháng 7, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 2,61 tỷ SGD, giảm 8,39% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó XK từ Việt Nam sang Singapore chỉ đạt gần 560,7 triệu SGD, giảm 26,2% và NK từ Singapore vào Việt Nam hơn 2 tỷ SGD, giảm 1,91%.

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore đạt 588,96 triệu SGD, giảm 6,57% và hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam đạt gần 1,46 tỷ SGD (chiếm 71%), tăng 0,11%. Mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK ước gần 1,25 tỷ SGD song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu khoảng 28,3 triệu SGD.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 16,8 tỷ SGD, giảm 9,41% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó XK đạt hơn 3,7 tỷ SGD, giảm 21,36% và NK gần 13,1 tỷ SGD, giảm 5,35%.

Xét về xuất xứ hàng hóa, thì hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm 70,16% tổng kim ngạch hàng XK từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 9,19 tỷ SGD. Trong khi đó, nếu tính riêng hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, thì Việt Nam chỉ nhập siêu khoảng 203,57 triệu SGD.

Bảng 6: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 7 năm 2023
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STTKim ngạchT7/2022T7/2023Tăng, giảm (%) 
1Xuất nhập khẩu2,846,5952,607,649-8.39 
2Xuất khẩu759,728560,667-26.20 
3Nhập khẩu2,086,8672,046,982-1.91 
4+ Hàng có xuất xứ từ Singapore630,381588,962-6.57 
5 + Hàng tái xuất từ nước thứ ba1,456,4871,458,0200.11 

Bảng 7: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong
7 tháng đầu năm 2023
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STTKim ngạch7T/20227T/2023Tăng, giảm (%) 
1Xuất nhập khẩu18,551,21316,804,744-9.41 
2Xuất khẩu4,712,2443,705,761-21.36 
3Nhập khẩu13,838,96913,098,983-5.35 
4+ Hàng có xuất xứ từ Singapore4,263,7283,909,333-8.31 
5 + Hàng tái xuất từ nước thứ ba9,575,2419,189,650-4.03 

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore

Trong tháng 7, nhóm ngành có kim ngạch XK lớn nhất của Việt Nam là Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại bắt đầu có mức tăng trưởng dương nhẹ (tăng 1,22%). 2/3 nhóm XK chủ lực còn lại có mức tăng trưởng âm là lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (giảm 2,45%), Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm 53,3%). Trong các nhóm ngành còn lại, một số nhóm có mức tăng trưởng mạnh như: muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi và xi măng (tăng 125,45%), thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (tăng 45,05%); Dầu thực động vật, chất béo (tăng 40,45%). Đáng chú ý, nhóm Gạo và ngũ cốc có mức tăng trưởng khá cao so với các tháng gần đây (tăng 26,09%)… Ở hướng ngược lại, các nhóm có mức sụt giảm mạnh là Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (giảm 75,76%); Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (giảm 38,44%)…

Bảng 7a: Thống kê kim ngạch những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore trong tháng 7 năm 2023
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STTMặt hàngT7/2022T7/2023Tăng, giảm (%)
1Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85)225,690228,4481.22
2Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84)93,79991,501-2.45
3Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (HS 70)81,16637,906-53.30
4Giầy dép các loại (HS 64)21,45524,55314.44
5Muối; lưu huỳnh; đất & đá; thạch cao, vôi & xi măng (HS 25)10,68924,098125.45
6Quần áo may mặc (HS 61)19,14319,046-0.51
7Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27)67,86916,452-75.76
8Thủy sản (HS 03)11,73910,085-14.09
9Dầu thực động vật, chất béo (HS 15)6,4649,07940.45
10Quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (HS 62)11,7608,999-23.48
11Gạo và ngũ cốc (HS 10)6,7048,45326.09
12Các sản phẩm từ sắt thép (HS 73)6,5636,306-3.92
13Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48)6,3526,031-5.05
14Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (HS 24)3,6405,28045.05
15Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan khác (HS 94)2,6754,16455.66
16Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (HS 42)5,0133,804-24.12
17Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90)6,1633,794-38.44
18Đồng và sản phẩm từ đồng (HS 74)4,3333,776-12.85
19Gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (HS 44)4,8653,576-26.50
20Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39)3,5233,218-8.66
21Rượu và đồ uống (HS 22)2,7263,13615.04

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:

13/21 nhóm ngành hàng NK khác có mức tăng trưởng dương, trong đó có Nhóm kim ngạch NK lớn nhất là Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại có mức tăng khá tốt (kim ngạch hơn 1 tỷ SGD, tăng 12,30%), một số nhóm có mức tăng khá cao như Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (tăng 48,45%); Giấy và các sản phẩm từ giấy (tăng 55,85%); Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (tăng 52,33%). Các nhóm còn lại tăng trưởng âm như tại bảng 7b

Bảng 7b: Thống kê kim ngạch những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Singapore trong tháng 7 năm 2023
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
TTMặt hàngT7/2022T7/2023Tăng, giảm (%) 
1Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85)899,4501,010,10512.30 
2Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27)333,439300,132-9.99 
3Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39)134,980200,37948.45 
4Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84)241,829120,860-50.02 
5Nước hoa, mỹ phẩm (HS 33)104,86050,813-51.54 
6Thức ăn và các sản phẩm chế biến (HS 21)41,45136,988-10.77 
7Hóa chất (HS 29)26,10730,22915.79 
8Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90)32,64630,222-7.43 
9Bưu phẩm (HS 98)27,11829,5308.89 
10Phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ & các bộ phận (HS 88)25,17025,3500.72 
11Rượu và đồ uống (HS 22)22,25324,73911.17 
12Các sản phẩm từ hóa chất (HS 38)25,95719,294-25.67 
13Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48)8,53913,30855.85 
14Xe cộ và các thiết bị vận tải ngoại trừ xe chạy trên đường ray (HS 87)9,18712,97841.26 
15Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (HS 24)7,46111,36552.33 
16Sữa và các chế phẩm từ ngũ cốc (HS 19)5,52510,93297.86 
17Dược phẩm (HS 30)15,50410,894-29.73 
18Đồng hồ, đồng hồ cá nhân và các bộ phận (HS 91)8,17810,01322.44 
19Thuốc nhuộm, sơn, mực màu các loại (HS 32)10,1157,866-22.23 
20Giầy dép các loại (HS 64)6,5756,8434.08 
21Hàng hoá khác (HS 99)3,2706,624102.57 

3. Phân tích, đánh giá:

Nhìn chung, tình hình thương mại trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023 của Singapore với thế giới vẫn chưa có sự cải thiện, kim ngạch XNK tiếp tục sụt giảm ở mức 2 chữ số. Ngày 11/8/2023 vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã chính thức hạ dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của nước này xuống mức 0,5 – 1,5% (so với dự báo cũ là 0,5 – 2,5%). Nguyên nhân được MTI đưa ra là nền kinh tế Mỹ và Châu Âu được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn đáng kể trong những tháng còn lại do lãi suất cao và thị trường lao động ảm đạm khiến mức tiêu dùng hạ thấp, trong khi đó kinh tế Trung Quốc sau đại dịch không phục hồi mạnh như dự báo do vấn đề của thị trường bất động sản và nhu cầu bên ngoài thấp. Các nhân tố này đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực tăng trưởng của kinh tế Singapore.

          Mặc dù các chỉ tiêu về kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Singapore vẫn ở mức âm, tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện một số tín hiệu tích cực, cụ thể:

(i) Giá trị kim ngạch của tháng sau so với tháng liền kề trước trong năm 2023 đã được cải thiện ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu, như thể hiện tại bảng dưới đây.

Chỉ tiêuT1/2023T2/2023T3/2023T4/2023T5/2023T6/2023T7/2023
Kim ngạch XNK2,461,6552,503,3872,436,9082,187,1952,287,8212,324,6412,607,649
Thay đổi XNK so với tháng trước-2.55%1.70%-2.66%-10.25%4.60%1.61%12.17%
Kim ngạch XK521,239509,570560,249498,512519,259536,689560,667
Thay đổi XK so với tháng trước-8.13%-2.24%9.95%-11.02%4.16%3.36%4.47%
Kim ngạch NK1,940,4161,993,8171,876,6601,688,6831,768,5621,787,9522,046,982
Thay đổi NK so với tháng trước-0.94%2.75%-5.88%-10.02%4.73%1.10%14.49%

          (ii) Kim ngạch của nhóm hàng có giá trị lớn nhất là Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại bắt đầu có mức tăng trưởng dương ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu;

(iii) Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore của nhóm ngành Gạo và Ngũ cốc bật tăng mạnh (ở mức 26,09%) ngay sau khi Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo không thuộc basmati (20/7/2023).

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]