Thông tin về tình hình thương mại gạo địa bàn Singapore cả năm 2020

48746
  1. Số liệu thị trường gạo tại địa bàn Singapore năm 2020

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore (Enterprise Singapore), trong năm 2020, tổng giá trị nhập khẩu gạo của thị trường Singapore ước đạt 384.481 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng lượng nhập khẩu 6 loại gạo (HS10062010, HS10062090, HS10063030, HS10063040, HS10063091, HS10063099 và HS10064090), ước tính đạt khoảng 365.035 tấn, tăng 25,14% so với cùng kỳ năm 2019 (291.698 tấn)

 

Bảng 1: Số liệu nhập khẩu gạo của Singapore trong năm 2019 theo các nhóm hàng gạo
  Tổng Kim ngạch nhập khẩu

(đơn vị nghìn USD)

Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam

(đơn vị: tấn)

Tăng/giảm lượng so với cùng kỳ Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất
HS 10062010

(Gạo lứt Hom ma li)

7.444 20,96% 15 Thái Lan
HS 10062090

(Gạo lứt thường)

12.080 -0,71% 194 -81.29% Nhật Bản
HS 10063030

(Gạo nếp)

11.439 54,25% 5.927 86.21% Việt Nam
HS 10063040

(Gạo trắng hom ma li)

92.884 29,16% 360 202.52% Thái Lan
HS 10063091

(Gạo đồ – parboiled rice)

20.288 5,80% 0 0.00% Ấn Độ
HS 10063099

(Gạo tẻ trắng)

233.554 36,70% 58.385 3.04% Ấn Độ
HS 10064090

(Gạo vỡ – broken rice)

6.792 1,04% 1.951 -5.47% Thái Lan
Gạo 384.481

 

30,60%

 

67.557

 

7.12%

 

 

 

Năm 2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng nhập khẩu, trong khi các năm trước đó thị trường Singapore có dấu hiệu giảm nhập khẩu gạo. Đặc biệt trong quý 4 của năm 2019, nhập khẩu gạo của Singapore tăng trưởng mạnh mẽ từ mức tăng trưởng âm sau 9 tháng đầu năm 2019 (giảm 4,1%) lên mức tăng trưởng dương cả năm 2019 (tăng 11,98%) và tăng mạnh vào năm 2020 với mức tăng rất cao (30,6%)

Hầu hết các nhóm gạo đều tăng trưởng nhập khẩu ở mức cao, chỉ riêng gạo lứt thường (HS10062090) suy giảm nhẹ, ở mức giảm 0,71%. Đặc biệt, nhóm gạo trắng hom mali (HS 10063040) và gạo tẻ trắng (HS 10063099) chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng ấn tượng từ đầu năm với kim ngạch tăng lần lượt 29,16% và 36,7% và khối lượng tăng lần lượt 27,2% và 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nhóm gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Singapore trong nhiều năm qua và hiện tại do nhu cầu của thị trường, một số đối tác khác như Ấn Độ và Myanmar cũng bắt đầu tiến hành xuất khẩu loại gạo này sang thị trường Singapore.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore cũng đạt mức tăng trưởng tốt đạt kim ngạch 67.557 triệu USD (tăng 7,12% so với 2019) và lượng đạt khoảng trên 86.679 tấn (tăng 15,8% so với cùng kỳ 2019).

Trong năm 2020, tốp những quốc gia xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore không có nhiều thay đổi, 03 quốc gia là Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam chia sẽ 3 vị trí dẫn đầu với tổng 81,39% thị phần gạo của Singapore.

 

Bảng 2: Top 10 quốc gia là đối tác nhập khẩu gạo chính của Singapore 2020
STT Quốc gia Kim ngạch 2020 Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ Thị phần gạo chiếm lĩnh tại Singapore
Đơn vị: nghìn USD
1 Thái Lan 167,413 35.18% 43.54%
2 Ấn Độ 77,963 13.92% 20.28%
3 Việt Nam 67,557 7.12% 17.57%
4 Trung Quốc 19,613 4603.36% 5.10%
5 Campuchia 11,798 48.51% 3.07%
6 Đài Loan 9,718 1035.28% 2.53%
7 Nhật Bản 9,619 2.11% 2.50%
8 Myanmar 8,509 57.37% 2.21%
9 Mỹ 5,040 20.26% 1.31%
10 Pakistan 3,257 -50.38% 0.85%
Tổng thị trường:      

 

 

  1. Một số thông tin về thị trường gạo của Singapore trong năm 2020

 

Singapore là quốc gia có nguồn lương thực hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu vì vậy Chính phủ Singapore khuyến cáo các nhà nhập khẩu Singapore tránh phụ thuộc vào một đối tác lớn để đảm bảo an ninh lương thực, nhất là kể từ sau khi Covid-19 bùng nổ. Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Singapore đã tăng cường nhập khẩu gạo để dự trữ khiến cho lượng cả năm 2020 cũng tăng cao so với cùng kỳ các năm trước. Mặc dù giá gạo Thái vẫn đứng ở mức cao từ tháng 4/2019 đến nay song kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này vào thị trường Singapore vẫn tăng mạnh trong năm 2020. Việc kim ngạch xuất khẩu gạo của Trung Quốc xuất sang Singapore tăng đột biến tới 4600% lần cũng cho thấy trong giai đoạn chúng ta cấm xuất gạo, một phần gạo xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc đã được tái xuất qua Singapore. Trung Quốc chưa bao giờ là nước xuất khẩu gạo lớn của Singapore (trừ một số lượng không đáng kể gạo nếp) nhưng trong năm 2020 đã lọt vào top 4 nhà xuất khẩu lớn nhất vào Singapore.

Mặc dù sản phẩm gạo của Việt Nam có sự gia tăng về giá trị xuất khẩu (mức tăng giá trị xuất khẩu này cũng thấp hơn so với 2019: 14.6% vs. 7.1%); nhưng tổng thị phần gạo tiếp tục có sự sụt giảm so với năm 2019 (từ 21.4% xuống còn 17.57%) về thị phần lẫn, tuy nhiên, mức tăng này không đáng để lạc quan vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố bất định. Gạo Việt Nam vẫn được đánh giá là loại gạo “rẻ tiền” chất lượng thấp. Hiện nay, người Singapore bắt đầu có xu hướng ưa chuộng gạo Japonica và nước cung cấp có thị phần lớn nhất hiện nay là đối tác mới nổi Đài Loan, với mức tăng trưởng kim ngạch ngoạn mục lên tới 1035%. Thái Lan vẫn dẫn đầu thị trường gạo trắng cao cấp với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 35.1% so với cùng kỳ năm 2019. Nước này đầu tư lớn vào công tác quảng bá gạo và phối hợp tốt công tác kết nối giữa các doanh nghiệp gạo và các doanh nghiệp xuất khẩu khác để thâm nhập thị trường. Ngay khi Việt Nam công bố hạn chế xuất khẩu gạo, Thái Lan đã cho chạy trang quảng cáo trên Nhật báo Straits Times (mức giá quảng cáo lên tới khoảng 30.000 SGD/trang in mầu) nhằm khẳng định Thái Lan sẽ tiếp tục cung ứng gạo với mức giá ổn định cho Singapore. Bên cạnh đó, những nhà phân phối gạo lớn của Thái tại địa bàn (Royal Umbrella) cũng tiến hành cho in quảng cáo nhỏ trên báo về các chương trình mua gạo có quà tặng để giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Thái khác. Nhờ chiến lược này, Thái Lan đã lấn sân mạnh mẽ thị phần của Việt Nam và kim ngạch tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm. Trong năm 2020, cả Campuchia, Myanmar đều có sự vươn lên về thị phần với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của lần lượt là 48.5%, 57.3%. Về đề xuất của Singapore ký MOU hợp tác về gạo và đề xuất Việt Nam cam kết xuất hàng năm ít nhất 70 ngàn tấn cho Singapore và đề xuất chia sẻ chi phí lưu kho để phía Việt Nam giữ gạo; đến nay, dự thảo MOU đã qua 8 tháng xây dựng và gửi lại phía Singapore lấy ý kiến. Việc phía Singapore chậm trễ trong quá trình thẩm định dự thảo MOU này cho thấy, phía Singapore không thực sự mặn mà đi đến ký kết.

 

Những phân tích trên đây cho thấy các yếu tố bất lợi cho khả năng giữ vững thị phần và tiếp tục tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang địa bàn trong những năm tới khi Covid được kiểm soát tốt và Singapore không có nhu cầu trữ gạo ồ ạt. Về ngắn hạn, trong năm 2021, có thể dự báo các nhà nhập khẩu gạo của Singapore vẫn tiếp tục tăng cường nhập khẩu gạo giá rẻ từ Việt Nam để phục vụ nhu cầu thị trường và dự trữ trong quỹ dự trữ quốc gia. Thương vụ cho rằng phía Singapore sẽ sớm có sự điều chỉnh chiến lược dự trữ quốc gia. Hiện nay, Singapore đang duy trì cơ chế dự trữ tương đương 02 tháng nhu cầu tiêu dùng trong nước; do các doanh nghiệp nhập khẩu gạo chịu trách nhiệm thực hiện. Cơ chế này tỏ ra không đủ đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh. Từ năm 2019, khi khủng hoảng quan hệ Singapore-Malaysia diễn ra, Singapore đã tiến hành đảm bảo dự trữ và bình ổn giá cho 100 mặt hàng thiết yếu trong vòng 15 tháng. Thương vụ tin tưởng rằng, đối với mặt hàng gạo, Chính phủ Singapore sẽ sớm điều chỉnh nâng lượng dự trữ bắt buộc để đảm bảo người dân chỉ phải chịu các cú sốc về giá đối với các mặt hàng cơ bản khi khủng hoảng kinh tế đã thực sự chấm dứt. Nếu Singapore sửa đổi chiến lược dự trữ, Việt Nam vẫn sẽ có cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu sang địa bàn. Tuy nhiên về lâu dài, ưu tiên vẫn là tập trung xây dựng thương hiệu để đảm bảo mức giá gạo Việt Nam tương xứng chất lượng.

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]