- Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore trong quý 1 năm 2022
Theo số liệu của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore (Enterprise Singapore), trong quý 1 năm 2022 Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch khoảng gần 277,3 triệu SGD, tăng 10,36% so với cùng kỳ năm 2021 (251,3 triệu SGD).
Theo bảng số liệu dưới đây, trong 3 năm gần đây kim ngạch NK thuỷ sản của Singapore trong quý đầu của mỗi năm đều tăng so với cùng quý của năm liền kề.
Bảng 1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Singapore với thế giới quý 1 năm 2022
(ngàn SGD) |
|||||
Sản phẩm | 3T2020 | 3T2021 | 3T2022 | 2021 tăng/giảm
cùng kỳ 2020 |
2022 tăng/giảm
cùng kỳ 2021 |
Thuỷ sản (HS03) | 235,302 | 251,271 | 277,296 | 6.79% | 10.36% |
Cá tươi (HS 0301) | 9,748 | 9,834 | 9,759 | 0.88% | -0.76% |
Cá tươi, ướp lạnh (HS 0302) | 49,538 | 50,656 | 55,127 | 2.26% | 8.83% |
Cá đông lạnh (HS 0303) | 41,435 | 35,433 | 49,485 | -14.49% | 39.66% |
Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS 0304) | 36,536 | 38,999 | 41,621 | 6.74% | 6.72% |
Cá chế biến (HS 0305) | 11,457 | 13,422 | 15,136 | 17.15% | 12.77% |
Tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS 0306) | 57,033 | 62,701 | 66,828 | 9.94% | 6.58% |
Thủy sản thân mềm (HS 0307) | 22,602 | 32,907 | 31,752 | 45.59% | -3.51% |
Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… ) (HS 0308) | 6,955 | 7,318 | 7,587 | 5.22% | 3.68% |
Top những nước xuất khẩu thủy sản vào thị trường Singapore có sự thay đổi khi Malaysia lấy lại vị trí là nhà cung cấp thủy sản số một cho Singapore (chiếm 13,66% tổng thị phần thuỷ sản tại Singapore), Na Uy thứ hai (12,98% thị phần), Nhật Bản thứ ba (10,64% thị phần), Trung Quốc thứ tư (9,91% thị phần) và Indonesia thứ 5 (9,15% thị phần). Tiếp sau là Việt Nam (chiếm 8,45% thị phần), Chi Lê, Ấn Độ, Australia và Tây Ban Nha. So với một số quý của năm 2021, Việt Nam bị rớt hạng từ vị trí thứ 4 xuống thứ 6. Nhật Bản vươn lên khá tốt, chiếm giữ vị trí thứ 3.
Bảng 2: Top 10 nước xuất khẩu thủy sản vào thị trường Singapore | |||||
STT | Quốc gia | Kim ngạch quý 1 năm 2021 | Kim ngạch quý 1 năm 2022 | Tăng giảm so với 2021 | Thị phần tại thị trường Singapore |
(đơn vị: nghìn USD) | (đơn vị: nghìn USD) | ||||
1 | Malaysia | 40,336 | 37,888 | -6.07% | 13.66% |
2 | Na Uy | 25,386 | 36,005 | 41.83% | 12.98% |
3 | Nhật Bản | 26,774 | 29,496 | 10.17% | 10.64% |
4 | Trung Quốc | 26,476 | 27,485 | 3.81% | 9.91% |
5 | Indonesia | 26,852 | 25,372 | -5.51% | 9.15% |
6 | Việt Nam | 21,200 | 23,434 | 10.54% | 8.45% |
7 | Chi Lê | 5,956 | 12,088 | 102.96% | 4.36% |
8 | Ấn Độ | 11,123 | 9,101 | -18.18% | 3.28% |
9 | Australia | 6,967 | 7,123 | 2.24% | 2.57% |
10 | Tây Ban Nha | 4,896 | 5,600 | 14.38% | 2.02% |
Tổng kim ngạch NK: | 251,271 | 277,296 | 10.36% |
Về cơ bản, thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung được chia đều cho các đối tác do mỗi quốc gia đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng. Các nước láng giềng của Singapore như Malaysia và Indonesia có thế mạnh về các mặt hàng tôm, cua, cá tươi sống. Do lợi thế về địa lý, Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi, ướp lạnh. Nhật Bản có lợi thế về cá đông lạnh, thuỷ hải sinh. Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm và các loại thủy sản thủy sinh đặc sản. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh, cá chế biến thô (xay, thái lát).
Ở cả hai mặt hàng hàng chủ lực cá chế biến và cá phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore đều khi nhận mức tăng tương đối tốt, lần lượt 6,65% và 41,01%, với doanh số tương ứng 11,3 triệu SGD và 4,4 triệu SGD. Mặt hàng cá tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore cũng ghi nhận mức tăng tốt, khoảng 20,42%. Đáng chú ý, nhóm thuỷ sản thủy sinh, tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ, song tăng tới 4 lần. Thuỷ sản thân mềm và cá đông lạnh từ Việt Nam xuất khẩu sang Singapore cũng tăng lần lượt 14,06% và 8,28%. Chỉ có 2 mặt hàng, tôm, cua, thuỷ sản giáp xác và cá tươi, ướp lạnh, suy giảm lớn, lần lượt 3,34% và 52,61%.
Bảng 3: Số liệu nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản điển hình của Singapore quý 1 năm 2022 theo các nhóm hàng | ||||||||
Tổng Kim ngạch nhập khẩu từ TG của Singapore | Tăng/giảm kim ngạch so với cùng kỳ | Tổng lượng nhập khẩu từ Việt Nam | Tăng/giảm lượng so với cùng kỳ | Thị phần của Việt Nam tại thị trường | Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất | |||
(đơn vị: nghìn USD) | (đơn vị: nghìn SGD) | |||||||
3T.2021 | 3T.2022 | 3T.2021 | 3T.2022 | |||||
Cá tươi | 9,834 | 9,759 | -0.76% | 1,528 | 1,840 | 20.42% | 18.85% | Malaysia |
(HS: 0301) | 35.53% | |||||||
Cá tươi, ướp lạnh | 50,656 | 55,127 | 8.83% | 268 | 127 | -52.61% | 0.23% | Na Uy |
(HS: 0302) | 48.09% | |||||||
Cá đông lạnh | 35,433 | 49,485 | 39.66% | 773 | 837 | 8.28% | 1.69% | Nhật Bản |
(HS: 0303) | 9.77% | |||||||
Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh | 38,999 | 41,621 | 6.72% | 10,551 | 11,253 | 6.65% | 27.04% | Việt Nam |
(HS: 0304) | 27.04% | |||||||
Cá chế biến | 13,422 | 15,136 | 12.77% | 3,148 | 4,439 | 41.01% | 29.33% | Việt Nam |
(HS: 0305) | 29.33% | |||||||
Tôm, cua, thủy sản giáp xác | 62,701 | 66,828 | 6.58% | 3,978 | 3,845 | -3.34% | 5.75% | Malaysia |
(HS: 0306) | 23.48% | |||||||
Thủy sản thân mềm | 32,907 | 31,752 | -3.51% | 953 | 1,087 | 14.06% | 3.42% | Trung Quốc |
(HS: 0307) | 35.08% | |||||||
Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… | 7,318 | 7,587 | 3.68% | 1 | 5 | 400.00% | 0.07% | Nhật Bản |
(HS: 0308) | 46.00% | |||||||
Tổng các mặt hàng thủy sản | 251,271 | 277,296 | 10.36% | 21,200 | 23,434 | 10.54% | 8.45% | Malaysia |
(HS03) | 13.66% |
- Cập nhật về thị hiếu và nhu cầu của thị trường thủy sản Singapore trong quý 1 năm 2022
Với chính sách đa dạng nguồn cung và thị trường nhập khẩu để đảm bảo ổn định, trong quý 1 năm 2022 cầu tiêu thụ hải sản của thị trường Singapore không những ổn định mà còn tăng trưởng tốt, khoảng 10,36% so với quý cùng kỳ năm 2021. Sự gián đoạn nguồn cung từ một số thị trường truyền thống, đặc biệt là Malaysia hiện đã được khắc phục do Singapore từng bước mở trở lại biên giới. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản từ Malaysia vào Singapore trong quý 1 năm 2022 lại giảm khoảng 6,07%. Ngoài Malaysia, một số thị trường nhập khẩu khác cũng ghi nhận sự suy giảm như Ấn Độ (giảm 18,18%), Indonesia (giảm 5,51%).
Các thị trường lớn còn lại, ghi nhận mức tăng tương đối tốt, có thị trường tăng ở mức 3 con số, cụ thể: Chi Lê (tăng 102,96%), Na Uy (tăng 41,83%), Tây Ban Nha (tăng 14,38%), Việt Nam (tăng 10,54%), Nhật Bản (tăng 10,17%), Trung Quốc (tăng 3,81%)…
Đối với tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng thủy sản tại Singapore, Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore SFA vẫn thường xuyên duy trì kiểm tra và lấy mẫu đối với những lô hàng thủy sản nhập khẩu. Đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam, chưa có vụ việc nào liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được thông báo cho Thương vụ từ phía SFA, đồng thời trong quý 1 đã ghi nhận trở lại đà tăng trưởng tương đối tốt của thuỷ sản Việt Nam vào Singapore. Tuy nhiên, Việt Nam đứng thứ 6/10 nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào Singapore. Nhiều đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Malaysia, Na Uy, Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia đang là một thách thức không nhỏ cho thuỷ sản của Việt Nam, bởi vì chất lượng thuỷ sản của các nước này tương đối tốt, nhất là trong bối cảnh các nước đồng loạt tháo dỡ hoặc nới lỏng các biện pháp, phòng chống covid-19.
Hiện vẫn có một số dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường Singapore đang quan tâm đến các mặt hàng thủy sản của Việt Nam, trong đó có các mặt hàng thủy sản có giá trị cao như: cá tươi, tôm càng xanh, hải sâm, tôm mũ ni…
Trong thời gian tới, theo đánh giá của Thương vụ, các mặt hàng có nhiều dư địa để phát triển ở thị trường là: cá tươi, ướp lạnh; cá sống; tôm cua, thủy giáp xác; thủy sinh thân mềm… và đặc biệt là lĩnh vực thủy sản chế biến.
Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam của Singapore quý 1 năm 2022 (ngàn SGD) | ||||||
Sản phẩm | 3T2020 | 3T2021 | 3T2022 | 2021 tăng/giảm cùng kỳ 2020 |
2022 tăng/giảm cùng kỳ 2021 |
|
Thuỷ sản (HS03) | 21,409 | 21,200 | 23,434 | -0.98% | 10.54% | |
Cá tươi (HS 0301) | 1,879 | 1,528 | 1,840 | -18.68% | 20.42% | |
Cá tươi, ướp lạnh (HS 0302) | 337 | 268 | 127 | -20.47% | -52.61% | |
Cá đông lạnh (HS 0303) | 860 | 773 | 837 | -10.12% | 8.28% | |
Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS 0304) | 10,692 | 10,551 | 11,253 | -1.32% | 6.65% | |
Cá chế biến (HS 0305) | 2,655 | 3,148 | 4,439 | 18.57% | 41.01% | |
Tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS 0306) | 4,004 | 3,978 | 3,845 | -0.65% | -3.34% | |
Thủy sản thân mềm (HS 0307) | 979 | 953 | 1,087 | -2.66% | 14.06% | |
Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… ) (HS 0308) | 1 | 1 | 5 | 0.00% | 400.00% |
Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang thị trường Singapore nói riêng và thị trường thế giới nói chung, Thương vụ đang tích cực công tác kết nối với các doanh nghiệp thủy hải sản hàng đầu của Việt Nam để đưa các thông tin mặt hàng mà các nhà nhập khẩu Singapore đang tìm kiếm. Thương vụ đang tổng hợp danh sách các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm hải sản chế biến để cung cấp cho một số siêu thị, công ty phân phối của Singapore theo nhu cầu của địa bàn.
VTO