Xuất nhập khẩu Singapore, tình hình thị trường cần nắm tháng 8/2022

84892
  1. Tình hình XNK của Singapore trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2022:

1.1 Tổng quan:

Trong tháng 8/2022, tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt gần 122 tỷ SGD, tăng 26,02%, trong đó XK đạt 63,4 tỷ SGD, tăng 21,85% và NK hơn 58,5 tỷ SGD, tăng 30,89% so với tháng 8/2021.

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 30,2 tỷ SGD (tăng 30,73%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 33,1 tỷ SGD (tăng 14,75%), chiếm lần lượt 47,66% và 52,34% tổng kim ngạch XK.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong tháng 8 năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
  Hạng mục T08/2021 T08/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 96,753,013 121,932,657 26.02
2 Xuất khẩu 52,038,522 63,407,383 21.85
3 Nhập khẩu 44,714,491 58,525,274 30.89
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 23,119,282 30,222,746 30.73
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 28,919,240 33,184,637 14.75

Tính cộng dồn lũy tiến 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt gần 928 tỷ SGD, tăng 25,5%, trong đó XK gần 482 tỷ SGD (tăng 22,79%) và NK là 446 tỷ SGD (tăng 28,58%).

Bảng 2: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong 8 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
  Hạng mục 8T/2021 8T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 739,405,874 927,977,898 25.50
2 Xuất khẩu 392,473,789 481,903,084 22.79
3 Nhập khẩu 346,932,085 446,074,814 28.58
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 179,497,885 227,190,685 26.57
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 212,975,904 254,712,398 19.60

 

Các số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2022 tiếp tục duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù tình hình thế giới và khu vực tiếp tục biến động như chuỗi cung ứng vẫn còn gián đoạn, bất ổn chính trị thế giới, đặc biệt là chiến tranh Nga và Ukraine, các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây nhắm vào Nga và Trung Quốc song kim ngạch XNK của Singapore không những ít bị ảnh hưởng mà còn tăng cao liên tục trong gần cả 3 quý của năm 2022.

Đáng chú ý hàng nội địa sản xuất tại Singapore duy trì mức tăng cao hơn hàng tạm nhập tái xuất trong cán cân thương mại xuất khẩu của nước này (trong 8 tháng đầu năm 2022, hàng hoá xuất xứ Singapore tăng 26,57%, còn hàng tạm nhập tái xuất tăng 19,6%).

1.2 Với 15 đối tác thương mại lớn (xét trong 8 tháng đầu năm 2022):

Trong 8 tháng đầu năm 2022 (so với cùng kỳ 2021), kim ngạch NXK của Singapore với 15/15 đối tác có kim ngạch thương mại lớn nhất (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới) tăng trưởng dương, hầu hết ở mức 2 con số, một số đối tác có mức kim ngạch tương đối tốt như United Arab Emirates (tăng 62,41%), Indonesia (tăng 38,59%), Hàn Quốc (tăng 38,26%), Thái Lan (tăng 32,89%), Mỹ (tăng 31,03%), Australia (tăng 30,47%), Philippines (tăng 28,97%), Đài Loan (tăng 26,74%), Ấn Độ (tăng 23,28%)…Trung Quốc, Malaysia và Mỹ là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt: 116,3 tỷ SGD, 103,3 tỷ SGD và 89,2 tỷ SGD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11, với kim ngạch TM hai chiều 21,5 tỷ SGD, tăng 24,32%.

Bảng 3: Thống kê thương mại hai chiều của Singapore với 15 đối tác lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác 8T/2021 8T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Trung Quốc 102,918,807 116,265,553 12.97  
2 Malaysia 82,123,845 103,311,527 25.80  
3 Mỹ 68,071,518 89,191,897 31.03  
4 Đài Loan 63,084,947 79,953,388 26.74  
5 Hong Kong 55,299,852 57,587,910 4.14  
6 Indonesia 37,641,614 52,168,213 38.59  
7 Hàn Quốc 35,075,494 48,493,938 38.26  
8 Nhật Bản 34,488,180 44,244,566 28.29  
9 Thái Lan 21,996,277 29,230,366 32.89  
10 Australia 17,686,489 23,075,948 30.47  
11 Việt Nam 17,292,336 21,498,660 24.32  
12 Ấn Độ 16,969,891 20,920,297 23.28  
13 United Arab Emirates 12,648,533 20,542,382 62.41  
14 Phillipines 14,916,859 19,237,949 28.97  
15 Đức 15,126,862 16,696,503 10.38  

Về nhập khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2022, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore vẫn là Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, United Arab Emirates, Thái Lan, Pháp… Việt Nam hiện nằm trong nhóm 20 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Singapore (đứng thứ 19/20). Mức tăng trưởng nhập khẩu của Singapore với nhóm 20 thị trường lớn này khá cao, 20/20 thị trường tăng trưởng dương với nhiều mức tăng kỷ lục như Brazil (tăng 97,06%), United Arab Emirates (tăng 63,98%), Hàn Quốc (tăng 69,52%), Saudi Arabia (tăng 63,37%), Thái Lan (tăng 59,17%)… Đài Loan soán ngôi Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất trong 8 tháng đầu năm, với kim ngạch 56,5 tỷ SGD, tăng 31,45%. Tiếp theo sau là Trung Quốc (thứ 2) và Malaysia (thứ 3), với kim ngạch lần lượt là 56,1 tỷ SGD (tăng 20,15%) và 55 tỷ SGD (tăng 18,54%). Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường có mức tăng nhập khẩu (tức là xuất khẩu vào thị trường Singapore) khá cao, khoảng 39,21%, đạt 5,4 tỷ SGD.

Bảng 4: Thống kê nhập khẩu của Singapore với

20 đối tác lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2022

 
(Đơn vị: nghìn SGD, %)  
STT Đối tác 8T/2021 8T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Đài Loan 42,974,540 56,490,201 31.45
2 Trung Quốc 46,724,117 56,138,365 20.15
3 Malaysia 46,410,086 55,015,374 18.54
4 Mỹ 34,772,097 47,167,983 35.65
5 Hàn Quốc 17,693,074 29,993,000 69.52
6 Nhật Bản 18,807,213 25,244,659 34.23
7 Indonesia 13,012,565 17,073,542 31.21
8 United Arab Emirates 9,309,969 15,266,825 63.98
9 Thái Lan 8,087,433 12,873,069 59.17
10 Pháp 10,073,741 11,432,606 13.49
11 Thuỵ sỹ 7,317,211 9,941,196 35.86
12 Đức 8,999,847 9,212,433 2.36
13 Phillipines 6,996,179 9,089,743 29.92
14 Saudi Arabia 5,450,226 8,903,879 63.37
15 Ấn Độ 6,409,050 8,141,894 27.04
18 Australia 6,866,170 7,262,061 5.77
16 Anh 6,036,874 6,991,325 15.81
17 Brazil 3,313,541 6,529,794 97.06
19 Việt Nam 3,879,451 5,400,530 39.21
20 Ý 3,987,063 4,630,172 16.13

Về xuất khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Mỹ, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore. Đáng chú ý, cả 20/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore tăng trưởng dương, đa phần ở mức 2 con số, một số thị trường có mức tăng khá cao như Bangladesh (tăng 72,74%), United Arab Emirates (tăng 58,02%), Panama (tăng 53,15%), Australia (tăng 46,15%), Indonesia (tăng 42,49%)… Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia tăng lần lượt là 7% (60,1 tỷ SGD), 3,84% (54,4 tỷ SGD) và 35,23% (48,3 tỷ SGD).

Bảng 5: Thống kê xuất khẩu của Singapore với

20 đối tác lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2022

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
STT Đối tác 8T/2021 8T/2022 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 56,194,691 60,127,187 7.00
2 Hong Kong 52,396,733 54,409,841 3.84
3 Malaysia 35,713,758 48,296,153 35.23
4 Mỹ 33,299,420 42,023,914 26.20
5 Indonesia 24,629,049 35,094,671 42.49
6 Đài Loan 20,110,407 23,463,187 16.67
7 Nhật Bản 15,680,967 18,999,907 21.17
8 Hàn Quốc 17,382,420 18,500,938 6.43
9 Thái Lan 13,908,844 16,357,297 17.60
10 Việt Nam 13,412,885 16,098,130 20.02
11 Australia 10,820,319 15,813,887 46.15
12 Ấn Độ 10,560,841 12,778,403 21.00
13 Hà Lan 8,493,333 10,521,607 23.88
14 Philippines 7,920,680 10,148,206 28.12
15 Campuchia 5,806,100 8,210,112 41.40
18 Đức 6,127,015 7,484,070 22.15
16 Bỉ 5,057,681 6,592,813 30.35
17 Panama 3,720,340 5,697,811 53.15
19 Bangladesh 3,338,565 5,275,557 58.02
20 United Arab Emirates 2,895,618 5,002,027 72.74

1.3 Theo ngành hàng (xét trong tháng 8/2022):

Về XK: Trong tháng 8/2022, 20/21 ngành hàng XK chủ lực của Singapore ra thế giới tăng, góp phần đưa cán cân thương mại XK tăng trưởng khá cao, khoảng 21,85%; 6/6 nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, kim ngạch trên 2 tỷ SGD, tăng trưởng rất tốt, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (22,3 tỷ SGD, tăng 8,52%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (8,4 tỷ SGD, tăng 9,92%); xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (8,3 tỷ SGD, tăng 56,88%); bưu phẩm (4,8 tỷ SGD, tăng 81,36%); ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (2,7 tỷ SGD, tăng 47,95%); máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ và nhạc cụ (2,7 tỷ SGD, tăng 9,94%). Một số nhóm ngành hàng khác có tỷ trọng trung bình (dưới 1 tỷ SGD) song tăng trưởng cao như nhóm ngành hàng tàu thuyền và các trụ nổi (tăng 3813,41%), hoá chất (tăng 61,76%), thức ăn và sản phẩm chế biến (tăng 40,61%)…  Có 1/21 nhóm ngành hàng XK tăng trưởng âm là rượu và đồ uống (giảm 22,74%).

Về NK: Trong tháng 8, cùng với đà tăng XK, kim ngạch nhập khẩu của Singapore cũng giữ tốc độ tăng trưởng cao, 20/21 nhóm ngành hàng NK lớn nhất tăng trưởng dương, đáng lưu ý 4/4 nhóm ngành hàng NK có tỷ trọng trên 3 tỷ SGD tăng ở mức 2 con số, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện (19,5 tỷ SGD, tăng 23,12%), xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (13,3 tỷ SGD, tăng 59,6%), lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang bị phụ tùng (7,8 tỷ SGD, tăng 13,47%), ngọc trai, đá quá và sản phẩm kim hoàn (3,1 tỷ SGD, tăng 72,18%).… Chỉ có 1/21 nhóm ngành hàng NK tăng trưởng âm là dầu động, thực vật và chất béo (giảm 4,14%).

  1. Phân tích cán cân XNK Việt Nam – Singapore:

Về tổng quan, trong tháng 8, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 2,95 tỷ SGD, tăng 33,94% so với cùng tháng của năm 2021, trong đó XK từ Việt Nam sang Singapore đạt 688,3 triệu SGD, tăng 50,22% và NK từ Singapore vào Việt Nam khoảng 2,3 tỷ SGD, tăng 29,66%. Tuy nhiên, so với tháng liền kề trước đó, chỉ có tổng kim ngạch XNK, NK tăng lần lượt 3,53% và 8,24%, còn kim ngạch XK giảm 9,4%.

Đây là tháng thứ 4 liên tiếp chứng kiến đà tăng cao của kim ngạch XK so với NK mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK ước hơn 1,5 tỷ SGD.

Trong hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá xuất xứ Singapore, đạt 492,8 triệu SGD, tăng 43,98% và hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam đạt 1,77 tỷ SGD (chiếm 78%), tăng 26,16%.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 8 năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục T08/2021 T08/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Xuất nhập khẩu 2,200,592 2,947,506 33.94  
2 Xuất khẩu 458,180 688,285 50.22  
3 Nhập khẩu 1,742,412 2,259,221 29.66  
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 342,272 492,813 43.98  
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 1,400,140 1,766,408 26.16  

 

Nếu tính cả 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XNK 2 chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 21,5 tỷ SGD, tăng 24,32% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó XK đạt hơn 5,4 tỷ SGD, tăng 39,21% và NK khoảng 16,1 tỷ SGD, tăng 20,02%.

Phân tích sâu hơn về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thì hàng trung gian (tạm nhập tái xuất) qua Singapore vào Viêt Nam chiếm tới 70,45% tổng kim ngạch hàng XK từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 11,3 tỷ SGD. Đây là khoản gần bằng mức thâm hụt thương mại giữa 2 nước trong khi hàng hóa có xuất xứ từ Singapore ở mức tương đối cân bằng, thậm chí thấp hơn cán cân XK từ Việt Nam sang Singapore. Điều này cho thấy, lợi thế rõ rệt của trung tâm thương mại khu vực của Singapore.

Bảng 6: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong 8 tháng đầu năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục 8T/2021 8T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Xuất nhập khẩu 17,292,336 21,498,660 24.32  
2 Xuất khẩu 3,879,451 5,400,530 39.21  
3 Nhập khẩu 13,412,885 16,098,130 20.02  
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 3,505,174 4,756,542 35.70  
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 9,907,711 11,341,589 14.47  

 

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore (tính trong tháng 8/2022):

Trong tháng 8/2022, cùng chiều với đà tăng khá tốt trong cán cân kim ngạch XNK hàng hoá giữa Singapore và Việt Nam, kim ngạch XK hàng hoá từ VN sang Singapore tăng cao, khoảng 50,22%. Đáng chú ý, xu hướng tăng này được ghi nhận trong nhiều tháng của năm 2022. Có tới 17/21 nhóm ngành hàng XK tăng trưởng dương, một số nhóm ngành hàng tăng trưởng với mức rất cao như ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (tăng 577%), muối, lưu huỳnh, đất, đá, thạch cao và vôi, xi măng (tăng 206,11%), máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện (tăng 135,77%), quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (tăng 121,22%)… Đáng lưu ý, 2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch XK đều tăng trưởng cao, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ kiện (294,5 triệu SGD, tăng 80,14%) và lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện (114 triệu SGD, tăng 18,2%). Có 3/21 nhóm ngành hàng XK tăng trưởng âm là xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (giảm 19,06%), gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (giảm 15,24%) và gạo và ngũ cốc (giảm 1,62%). Đáng chú ý đây là tháng thứ 4 liên tiếp chứng kiến đà suy giảm XK của nhóm mặt hàng gạo và ngũ cốc.

Bảng 6a: Thống kê kim ngạch những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
sang Singapore trong 8 tháng năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
Stt Mặt hàng 8T/2021 8T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 163,509 294,549 80.14  
2 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 96,450 114,008 18.20  
3 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (HS 70) 68,203 86,068 26.19  
4 Giầy dép các loại (HS 64) 10,151 21,077 107.63  
5 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 22,771 18,431 -19.06  
6 Quần áo may mặc (HS 61) 10,723 16,033 49.52  
7 Quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (HS 62) 5,334 11,800 121.22  
8 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 4,227 9,966 135.77  
9 Thủy sản (HS 03) 8,027 9,333 16.27  
10 Ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (HS 71) 1,348 9,126 577.00  
11 Muối; lưu huỳnh; đất & đá; thạch cao, vôi & xi măng (HS 25) 2,127 6,511 206.11  
12 Gạo và ngũ cốc (HS 10) 6,494 6,389 -1.62  
13 Dầu thực động vật, chất béo (HS 15)  – 5,964  –  
14 Các sản phẩm từ sắt thép (HS 73) 2,751 5,886 113.96  
15 Đồng hồ, đồng hồ cá nhân và các bộ phận (HS 91) 2,623 4,886 86.28  
16 Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (HS 42) 2,044 4,819 135.76  
17 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 4,070 4,703 15.55  
18 Các chế phẩm từ thịt, cá, động vật, giáp xác, thân mềm và thủy sinh khác (HS 16) 2,166 4,031 86.10  
19 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 2,504 3,657 46.05  
20 Gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (HS 44) 4,251 3,603 -15.24  
21 Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan khác (HS 94) 1,675 3,574 113.37  

 

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:

Tháng 8 cũng chứng kiến sự tăng trưởng lớn từ kim ngạch NK hàng hoá từ Singapore vào Việt Nam (tuy có thấp hơn so với các tháng liền kề). Trong xu hướng này, hàng hóa trung gian qua Singapore nhập vào Việt Nam cũng tăng thấp hơn mức hàng hóa có xuất xứ Singapore xuất khẩu vào Việt Nam. Trong 21 nhóm ngành NK chủ lực, có 8/21 nhóm ngành hàng suy giảm, đáng chú ý như thuốc lá và nguyên liệu thay thế (giảm 65,47%), rượu và đồ uống (giảm 50,92%), sắt thép (giảm 41,9%), giấy và các sản phẩm từ giấy (giảm 18,29%), .… 13/21 nhóm ngành hàng còn lại tăng trưởng dương, một số tăng trưởng cao như các hạt có dầu, trái cây, cây thuốc và thực vật gieo hạt (tăng 11052,11%), ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn (tăng 406,32%), bưu phẩm (tăng 178,07%), xăng dầu và sản phẩm xăng dầu (tăng 168,39%)… đáng chú  ý, 3/4 nhóm ngành hàng NK chiếm tỷ trọng lớn nhất (trị giá trên 100 triệu SGD), đều trăng trưởng dương khá cao, cụ thể: máy móc, điện thoại, thiết bị, linh kiện (1,3 tỷ SGD, tăng 33,48%), xăng dầu, sản phẩm từ dầu mỏ (163,8 triệu SGD, tăng 168,39%) và nhựa, sản phẩm từ nhựa (117,5 triệu SGD, tăng 3,97%).

Bảng 6b: Thống kê kim ngạch những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam
từ
Singapore trong 8 tháng năm 2022
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
Stt Mặt hàng 8T/2021 8T/2022 Tăng, giảm (%)  
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 977,541 1,304,864 33.48  
2 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 200,065 195,220 -2.42  
3 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 61,044 163,834 168.39  
4 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 112,999 117,484 3.97  
5 Nước hoa, mỹ phẩm (HS 33) 34,299 61,706 79.91  
6 Thức ăn và các sản phẩm chế biến (HS 21) 29,327 45,684 55.77  
7 Hóa chất (HS 29) 25,967 38,914 49.86  
8 Bưu phẩm (HS 98) 11,874 33,018 178.07  
9 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 34,701 31,386 -9.55  
10 Các sản phẩm từ hóa chất (HS 38) 33,932 28,324 -16.53  
11 Phương tiện tàu bay, tàu vũ trụ & các bộ phận (HS 88) 9,283 24,358 162.39  
12 Dược phẩm (HS 30) 7,066 17,899 153.31  
13 Rượu và đồ uống (HS 22) 35,751 17,547 -50.92  
14 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 18,472 15,094 -18.29  
15 Thuốc lá và nguyên liệu thay thế (HS 24) 35,634 12,306 -65.47  
16 Đồng hồ, đồng hồ cá nhân và các bộ phận (HS 91) 3,860 9,661 150.28  
17 Sắt thép (HS 72) 14,841 8,622 -41.90  
18 Ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (HS 71) 1,631 8,258 406.32  
19 Thuốc nhuộm, sơn, mực màu các loại (HS 32) 9,114 8,221 -9.80  
20 Xe cộ và các thiết bị vận tải ngoại trừ xe chạy trên đường ray (HS 87) 5,556 8,100 45.79  
21 Các hạt có dầu, trái cây, cây thuốc, thực vật gieo hạt (HS 12) 71 7,918 11052.11  
Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Singapore theo địa chỉ [email protected]